13 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên được đề xuất bỏ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức. Trong đó, đáng chú ý 13/87 chứng chỉ bồi dưỡng liên quan đến viên chức mà Bộ Nội vụ đề nghị bỏ thuộc ngành giáo dục. Hiện Bộ GD-ĐT quy định 20 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp liên quan đến giáo viên. Như vậy theo đề xuất của Bộ Nội vụ, ngành giáo dục chỉ giữ lại 7 loại chứng chỉ thay vì 20 loại như hiện nay.

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay đồng thuận với đề xuất của Bộ Nội vụ. Đồng thời nhấn mạnh rằng, không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ.

Nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ thì Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi các các quy định tại chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên cũng như các quy định về thi/xét thăng hạng và chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Ba tháng giáo viên 'chao đảo' vì chứng chỉ chức danh

Ba tháng giáo viên 'chao đảo' vì chứng chỉ chức danh

Đầu tháng 2/2021, Bộ GD-ĐT ra chùm thông tư về bổ nhiệm và xếp hạng khiến giáo giới 'xáo động'. Sau 3 tháng, Bộ Nội vụ lại đang đề xuất bỏ quá nửa số chứng chỉ bắt buộc của ngành giáo dục.

Hơn 22.000 nhà giáo bị dừng phụ cấp thâm niên

Theo công văn do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng là ông Đặng Trí Dũng ký ngày 28/5, trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tỉnh này đồng ý tạm dừng thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và tạm thời chưa thu hồi phụ cấp thâm niên nhà giáo đã chi trả cho đến khi có chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương. Ước tính có khoảng 22 nghìn giáo viên trên địa bàn chịu ảnh hưởng của quyết định này. 

{keywords}
Lâm Đồng tạm dừng chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo do chưa có hướng dẫn từ Trung ương dù Luật Giáo dục đã có hiệu lực từ tháng 7/2020

Trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) khẳng định việc tạm dừng không có nghĩa là giáo viên bị mất khoản phụ cấp này. Nếu địa phương nào tạm dừng thì khi có văn bản mới quy định phụ cấp thâm niên, giáo viên sẽ được truy lĩnh. . 

Bộ GD-ĐT đang trình Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ Nghị định quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo để hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành.Nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên từ 1/7/2020 cho đến khi áp dụng chính sách tiền lương mới. 

Hàng trăm nghìn học sinh cả nước bước vào kì thi lớp 10

Tuần vừa qua, một số địa phương đã tổ chức kỳ thi tuyển vào lớp 10 như Thanh Hóa, Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre, Kiên Giang...

{keywords}
Thí sinh Nghệ An sau buổi thi vào lớp 10

Trong khi đó, căn cứ diễn biến của dịch Covid-19, nhằm bảo đảm an toàn cao nhất cho học sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi, UBND TP Hà Nội quyết định điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi vào lớp 10 công lập không chuyên vào ngày 12 và 13/6 (thay vì ngày 10 và 11/6-2021 như kế hoạch trước đây). Lịch thi vào các khối chuyên bắt đầu từ sáng 14/6.

Còn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại quyết định điều chỉnh phương thức tuyển sinh vào lớp 10 từ thi tuyển sang xét tuyển. Theo đó, căn cứ vào nguyện vọng thí sinh đã đăng ký, Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện xét tuyển tính theo kết quả rèn luyện và học tập các lớp 6, 7, 8, 9.

Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đầu tiên trong năm nay chuyển từ thi sang xét tuyển vào lớp 10 trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp.

Đề thi vào lớp 10 ở các địa phương vừa sức với học sinh trong một năm học nhiều lần phải ngừng đến trường vì Covid-19. Với đề thi vào các trường chuyên, đề thi Toán vào trường PTNK, đề thi Ngữ văn của Đồng Nai được đánh giá cao.

Đề thi Văn chuyên của Khánh Hòa gây xôn xao với chi tiết hỏi học sinh "...Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng".

Xôn xao đề thi Văn hỏi học sinh 'nếu phải ở trong nước sôi...'

Xôn xao đề thi Văn hỏi học sinh 'nếu phải ở trong nước sôi...'

Đề thi môn Ngữ văn ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường chuyên của Khánh Hòa đang gây xôn xao bởi phần giả định đưa ra ở câu lệnh định hướng vấn đề nghị luận.

Có phương án thi tốt nghiệp đợt 2

{keywords}
 

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Hoàng Minh Sơn, đưa ra ngày 3/6.

Ông Sơn cho biết theo kế hoạch, kỳ thi sẽ diễn ra vào các ngày 7-8/7. Cho đến nay, công tác chuẩn bị đã diễn ra đúng tiến độ, nghiêm túc. Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp, vẫn còn địa phương giãn cách xã hội, cách ly vào thời điểm thi, Bộ sẽ có phương án để thí sinh ở khu vực cách ly, những em đang cách ly y tế dự thi vào đợt 2.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ xin nghỉ việc

Sự việc thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận khi ông Võ Minh Lợi – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ có đơn xin nghỉ việc với lí do “không đủ khả năng nhận nhiệm vụ của Giám đốc Sở giao”. 

Trước đó, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ ban hành quyết định phân công ông Lợi làm Chủ tịch hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Tuy nhiên, ông Lợi xin không đảm nhận nhiệm vụ và khiếu nại quyết định phân công nói trên. 

Chia sẻ với báo chí về việc xin nghỉ việc, ông Lợi nói đây là một quyết định rất khó khăn và trăn trở. Ông cho biết mình phụ trách tiểu học 3 năm rồi nhưng giờ lại được phân công phụ trách ra đề tuyển sinh lớp 10. Ông cần giữ gìn uy tín chuyên môn nên không thể vì chấp hành mà làm cái mình biết là sai.

Trong khi đó, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ - bà Trần Hồng Thắm giải thích quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 là quyết định hành chính trong nội bộ ngành. Việc phân công ông Lợi làm Chủ tịch hội đồng ra đề thi là không trái với quy định.

Lãnh đạo Cần Thơ lên tiếng vụ Phó Giám đốc Sở GD-ĐT xin nghỉ việc

Lãnh đạo Cần Thơ lên tiếng vụ Phó Giám đốc Sở GD-ĐT xin nghỉ việc

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã nói về vụ Phó Giám đốc Sở GD-ĐT xin nghỉ việc sau khi được lãnh đạo phân công làm Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022. 

Thầy trò cả nước tham gia chống dịch

Riêng ngành Y tế, ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid-19 tính đến ngày 31/5 là 24.413 người.

Theo ông Tác, đây là đợt huy động tổng lực nhân lực ngành y dược lớn nhất từ trước đến nay, nhằm hỗ trợ ngành y tế Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch. Số giảng viên, sinh viên này đang luôn sẵn sàng tinh thần “điều động lúc nào, đi lúc đấy”.

Cô sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền ghi lên tấm áo bảo hộ: "FB: Huệ Nguyễn chưa có người yêu", chuyện thầy giáo ở Hà Nội bán cả ruộng ngô ủng hộ Bắc Giang chống dịch, thầy Hiệu phó xin đi cách ly cùng học trò... và nhiều câu chuyện xúc động khác cho thấy thầy trò cả nước đang góp sức với quyết tâm cao nhất cùng ngành Y tế chiến thắng dịch bệnh.

Thầy giáo Hà Nội bán hết ruộng ngô ủng hộ Bắc Giang chống dịch

Thầy giáo Hà Nội bán hết ruộng ngô ủng hộ Bắc Giang chống dịch

Bán hết cả ruộng ngô, mở lớp dạy học trực tuyến qua Zoom,… toàn bộ số tiền thu về hơn 230 triệu đồng được thầy Ngô Văn Minh, giáo viên Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) mua thiết bị y tế để chuyển tới vùng tâm dịch Bắc Giang.

Phương Chi tổng hợp