Câu 1: Nàng công chúa được nhắc tới là ai?

A. Huyền Trân công chúa

B. An Tư công chúa

Đáp án: Năm 1279, sau khi đánh bại nhà Tống, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, quân Nguyên mở cuộc chiến "phục thù", tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Để kìm hãm ý chí tiến công của địch vào thành Thăng Long, giúp cho quân tướng nhà Trần bảo toàn lực lượng chờ ngày phản công, An Tư công chúa đã có một cuộc hôn nhân trọng đại cùng với Trấn Nam Vương của nhà Nguyên - Thoát Hoan. Theo một số ghi chép, cô đã làm nhiệm vụ mật báo nhiều tin tức quan trọng, là một "điệp viên cao cấp" của nhà Trần. Không lâu sau đó, quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn về nước.

C. Công chúa Ngọc Khoa

 

Câu 2. Vị công chúa này là con của ai?

A. Trần Nhân Tông

B. Trần Thánh Tông

C. Trần Thái Tông

Đáp án: An Tư công chúa là con gái út của vua Trần Thái Tông. Theo một số tư liệu ghi chép lại, nàng là một "lá ngọc cành vàng" tài mạo song toàn, là một trong hai công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Trần.

 

Câu 3: Trước khi được gả cho Thoát Hoan, công chúa từng ước hẹn với ai?

A. Chiêu Thành Vương

Đáp án: Trong sách Nhà Trần trong văn hóa Việt Nam viết: "Chuyện dã sử cũng kể rằng, khi đến tuổi cài trâm, An Tư cũng đã cùng với hoàng thân Chiêu Thành Vương ước hẹn. Nhưng giặc Nguyên tràn vào nước ta, lúc này thế của chúng quá mạnh, đã tiến công khắp mặt, đã chiếm được cả kinh thàng Thăng Long. Trước tình hình cấp bách diễn ra, đe dọa khắp nơi, vua quan nhà Trần đành phải dành cho An Tư công chúa sứ mệnh trọng đại này, hy vọng hòa hoãn được phần nào thế của giặc, để triều đình kịp thời xoay chuyển tình thế. An Tư đành phải liều thân vì nạn nước. Người yêu là Chiêu Thành Vương cũng đành ngậm ngùi đau khổ".

B. Trần Khắc Chung

C. Chế Mân

 

Câu 4: Nàng công chúa có công mang về vùng đất thuộc tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay cho nước ta?

A. Công chúa Ngọc Khoa

B. Công chúa Ngọc Vạn

C. Huyền Trân công chúa

Đáp án: Công chúa Huyền Trân (1287-1340) là con gái vua Trần Nhân Tông. Sách Việt sử giai thoại viết: "Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân. Đáp lại, Chế Mân đã đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ". Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về. Sau đó bà xuất gia rồi mất vào năm 1340. Câu chuyện về công chúa được truyền tụng trong dân gian, khiến Huyền Trân trở thành một trong những công chúa nổi tiếng nhất và ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam.

 

Câu 5: Nàng công nữ nào đã lấy chồng người Nhật Bản để mở ra tình giao hảo giữa hai nước?

A. Ngọc Trúc

B. Ngọc Khuê

C. Ngọc Hoa

Đáp án: Công nữ có họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa, theo tài liệu và sự tích còn lưu giữ của Nhật Bản, bà là con gái nuôi của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, Công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai sang buôn bán Hội An (Quảng Nam). Một năm sau, bà theo chồng về Nhật sống và mất năm 1645. Sau khi qua đời, bà được an táng tại chùa Daioji ở thành phố Nagasaki. Hiện nay, tại bảo tàng Nagasaki vẫn còn lưu giữ chiếc gương soi của Công nữ Ngọc Hoa. Ngoài ra, lễ hội Okunchi mở hằng năm ở Nagasaki (từ ngày 7 đến 9 tháng 10) có đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn. Cuộc hôn nhân này đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Đàng Trong và Nhật Bản lúc bấy giờ.

Thúy Nga

Quốc hiệu Việt Nam được đặt vào thời kỳ nào?

Quốc hiệu Việt Nam được đặt vào thời kỳ nào?

 - Với chiều dài suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã từng trải qua nhiều quốc hiệu khác nhau.