- Theo báo cáo ‘Định hình giáo dục đại học toàn cầu’ được công bố tại Hội nghị Giáo dục toàn cầu (Going Global 2018) ở Malaysia, Việt Nam là một trong số các quốc gia trong khu vực được đánh giá cao về tính cởi mở, khung đảm bảo chất lượng và tính bền vững.

{keywords}
Bảng đánh giá trong báo cáo "Định hình giáo dục đại học toàn cầu" do Hội đồng Anh thực hiện

Cụ thể, trong bảng đánh giá tổng quan về Khung Chính sách quốc gia, Việt Nam đều đạt mức “cao” và “rất cao” ở các tiêu chí: mức độ cởi mở, sự công nhận và đảm bảo chất lượng, tính bền vững. Nếu chỉ tính trong khối ASEAN, Việt Nam chỉ xếp sau Malaysia và Singapore, đồng hạng với Indonesia, Thái Lan và Philippines.

Đây cũng là những tiêu chí mà Hội đồng Anh – tổ chức thực hiện báo cáo – cho là bằng chứng của sự cam kết về mặt chính sách của các quốc gia đối với giáo dục đại học quốc tế. Theo báo cáo này, các quốc gia ASEAN có vị trí khá tốt trong số 31 quốc gia được xếp hạng.

Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định, những quốc gia có điểm số thấp không có nghĩa là họ không muốn cam kết về giáo dục đại học quốc tế. Nó chỉ phản ánh một giai đoạn mà họ đang trong quá trình phát triển chỉ số này.

Đáng chú ý là không chỉ Việt Nam, mà Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei, Singapore và Thái Lan đều được so sánh một cách tích cực với các quốc gia khác trên khắp thế giới, về mặt chính sách và cơ sở hạ tầng hỗ trợ giáo dục đại học quốc tế.

Theo báo cáo, kết quả này có được là do sự quan tâm của chính phủ các quốc gia này đối với lĩnh vực giáo dục đại học.

Báo cáo được công bố lần này là ấn bản thứ ba của chuỗi báo cáo ‘Định hình giáo dục đại học toàn cầu’, nhằm xây dựng tri thức và sự hiểu biết chung về chính sách và khung pháp lý giáo dục đại học của các quốc gia.

Báo cáo mới nhất tập trung vào 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm: Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Indonesia, Campuchia, Philippines, Singapore, Myanmar và Lào.

Hội đồng Anh với báo cáo nghiên cứu này nhằm mục đích giúp cộng đồng giáo dục đại học quốc tế đánh giá theo chuẩn các mức độ hỗ trợ đối với hệ thống quốc gia cho việc kết nối và tham gia vào các hoạt động quốc tế – bao gồm sự dịch chuyển của giảng viên và sinh viên; sự dịch chuyển của các chương trình, các tổ chức và các hợp tác nghiên cứu quốc tế.

Theo thống kê của báo cáo, số sinh viên Việt Nam đang học tập ở các nước hiện là 70.328 SV – cao nhất trong số các nước ASEAN. Trong khi đó, số sinh viên quốc tế đang học tập ở Việt Nam là 5.624 SV – chỉ cao hơn Brunei và Lào (Campuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines không có số liệu).


Nguyễn Thảo

Sinh viên quốc tế sẽ đến Việt Nam để thực tập

Sinh viên quốc tế sẽ đến Việt Nam để thực tập

Ngày 10/4, ĐH London đã tổ chức lễ ký kết biên bản hợp tác cùng các đối tác chiến lược là các tập đoàn, tổng công ty lớn tại Việt Nam để hỗ trợ sinh viên trên toàn thế giới đến thực tập và làm việc tại Việt Nam.

Kiểm định chất lượng giáo dục: Quốc gia hay quốc tế, trường hay chương trình?

Kiểm định chất lượng giáo dục: Quốc gia hay quốc tế, trường hay chương trình?

Các trường nên chủ động tham gia KĐCL quốc tế theo hướng nào cho hiệu quả?

Ông Võ Văn Thưởng: "Đại học quốc tế không chỉ ở quốc tịch giảng viên, sinh viên"

Ông Võ Văn Thưởng: "Đại học quốc tế không chỉ ở quốc tịch giảng viên, sinh viên"

Ông Thưởng cho rằng trường đại học quốc tế không chỉ nằm ở quốc tịch giảng viên, sinh viên mà còn là môi trường học đường có tính chất quốc tế...

Việt Nam xếp 6/26 về độ cởi mở với giáo dục đại học quốc tế

Việt Nam xếp 6/26 về độ cởi mở với giáo dục đại học quốc tế

Đức là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia có chính sách cởi mở nhất với giáo dục đại học quốc tế do Hội đồng Anh đánh giá.