Các nhà thiên văn học đã phát hiện một loạt tín hiệu xung bí ẩn bắt nguồn từ bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta và hình thành một dạng mẫu kỳ lạ, không lí giải được.


{keywords}

Các số đo phân tán của cả 10 xung FRB đều là bội số của 187,5. Ảnh: Daily Mail

Cho tới nay mới chỉ có 10 dấu hiệu xung được đặt tên là sự bùng nổ vô tuyến nhanh (FRB) như vậy được phát hiện. Các nhà thiên văn học hiện vẫn chưa rõ chúng thực chất là gì.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới khám phá ra rằng, các số đo phân tán của cả 10 xung lạ đều là bội số của 187,5. Các tác giả nghiên cứu, gồm chuyên gia Michael Hippke đến từ Viện phân tích dữ liệu (Đức) và chuyên gia John Learned thuộc Đại học Hawaii (Mỹ) nhận định, xác suất để sự xuất hiện của các tín hiệu như trên chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên là 5/10.000.

Báo New Scientist dẫn lời nhà nghiên cứu Learned nói, nếu tất cả các xung lạ đều tuân theo một dạng mẫu thì hiện tượng quả thật rất khó giải thích. Nó ám chỉ, cả 5 nguồn phát ra các xung nằm cách đều Trái đất, các xa hành tinh chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng.

"Có thứ gì đó thực sự thú vị chúng ta cần hiểu rõ. Đây sẽ là thứ gì đó mới trong lĩnh vực vật lý, giống như một dạng ẩn tinh mới, hoặc sẽ là sản phẩm của sinh vật ngoài hành tinh, nếu chúng ta có thể loại trừ mọi thứ khác", ông Hippke nhấn mạnh.

FSB được phát hiện lần đầu tiên năm 1967, khi nhà thiên văn học người Anh Jocelyn Bell Burnell vô cùng kinh ngạc quan sát thấy các tín hiệu xung bí ẩn phát ra từ bên ngoài hệ mặt trời. Suốt nhiều tháng sau đó, bà Burnell tuyên bố, các tín hiệu này có thể bắt nguồn từ một nền văn minh ngoài Trái đất. Dẫu vậy, chúng sau đó được chứng minh là các ngôi sao xoay nhanh chóng, gọi là ẩn tinh.

Tuy nhiên, một loạt tín hiệu FRB bí ẩn mới từ năm 2007 lại một lần nước khiến các nhà thiên văn học bối rối và tự hỏi, liệu có phải chúng ta đang thu nhận được các thông điệp của người ngoài hành tinh.

{keywords}
Kính viễn vọng Parkes ở Australia từng phát hiện các xung FRB. Ảnh: Corbis

Theo các chuyên gia, FRB là các bức xạ điện tử vô tuyến xuất hiện ngẫu nhiên và nhất thời, khiến chúng ta không chỉ khó tìm ra, mà còn khó nghiên cứu chúng. Điều này dẫn đến vô số đồn đoán về nguồn gốc của chúng, từ các ngôi sao nơtron đang va chạm, các ngôi sao lùn trắng đang sáp nhập tới các thông điệp nhân tạo của người ngoài hành tinh.

Các dữ liệu thu được gần đây nhất của kính viễn vọng vô tuyến Parkes ở Australia và đĩa vô tuyến khổng lồ ở Puerto Rico đều xác nhận, những tín hiệu trên đều có thật. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, FRB vẫn còn là một bí ẩn.

Nigel Watson, tác giả cuốn Cẩm nang hướng dẫn điều tra UFO, cho rằng, giới khoa học sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu và quan sát nữa trong tương lai để xác định xem các tín hiệu xung kỳ lạ này đến từ đâu và cái gì gây ra chúng. Cho đến lúc đó, chúng ta sẽ khó bác bỏ bất kỳ giả thuyết nào về nguồn gốc của chúng.

Tuấn Anh (theo Daily Mail, Space)