Thả những con muỗi đực biến đổi gen không có tinh trùng vào trong tự nhiên có thể giúp ngăn chặn sự lan rộng của căn bệnh sốt rét, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh).
TIN LIÊN QUAN
Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) đã tiến hành thử nghiệm trên muỗi anophen – loại muỗi gây bùng phát dịch sốt rét ở châu Phi. Nhóm nghiên cứu tạo ra những con muốn đực vô sinh bằng cách tiêm vào trứng của loài muỗi mày một loại protein, có khả năng khiến muỗi đực không thể sản sinh ra tinh trùng khi trường thành. Sự can thiệp về gen này không làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản khác hay tập tính của cả muỗi đực và muỗi cái.
Sau đó, những con muỗi đực vô sinh được thử nghiệm cho giao phối với các muỗi cái cùng với những con muỗi đực khỏe mạnh. Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy, những con muỗi cái không thể phân biệt được muỗi đực biến đổi gen và muỗi đực khỏe mạnh. Nhóm nghiên cứu hy vọng, phát hiện của họ có thể giúp khống chế số lượng muỗi mang virút gây bệnh sốt rét trong tương lai.
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời tiến sĩ Flaminia Catteruccia, người đứng đầu cuộc nghiên, cứu cho biết: “Trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét, rất nhiều người hy vọng phương pháp biển đổi gen một ngày nào đó sẽ là một trong những vũ khí quan trọng của chúng ta”.
Thông thường, sau giao phối lần đầu tiên và duy nhất trong đời, muỗi cái có những thay đổi về mặt sinh lý và chúng bắt đầu đi hút màu trước khi đẻ trứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học không rõ liệu những con muỗi biến đổi gen có tuân theo các quy luật này hay không. Trong trường hợp muối cái cố gắng giao phối với nhiều con đực khác nhau, hiệu quả của nghiên cứu này sẽ không cao.
Sốt rét là bệnh lây truyền qua muỗi, ảnh hưởng tới 300 triệu người và giết chết gần 800.000 người trên thế giới mỗi năm. Bệnh sốt rét bùng phát mạnh nhất ở khu vực châu Phi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 45 giây lại có một trẻ em ở châu Phi tử vong vì bệnh sốt rét.
Các chuyên gia y tế trên toàn cầu đang nỗ lực nghiên cứu để xóa bệnh sốt rét, nhưng quá trình này diễn ra rất chậm và đòi hỏi cần có những cách hiệu quả hơn và rẻ hơn để đẩy lùi căn bệnh chết người này.
Hà Hương
TIN LIÊN QUAN
Muỗi anophen là tác nhân gây bùng phát dịch sốt rét ở châu Phi. Ảnh: Reuters. |
Sau đó, những con muỗi đực vô sinh được thử nghiệm cho giao phối với các muỗi cái cùng với những con muỗi đực khỏe mạnh. Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy, những con muỗi cái không thể phân biệt được muỗi đực biến đổi gen và muỗi đực khỏe mạnh. Nhóm nghiên cứu hy vọng, phát hiện của họ có thể giúp khống chế số lượng muỗi mang virút gây bệnh sốt rét trong tương lai.
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời tiến sĩ Flaminia Catteruccia, người đứng đầu cuộc nghiên, cứu cho biết: “Trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét, rất nhiều người hy vọng phương pháp biển đổi gen một ngày nào đó sẽ là một trong những vũ khí quan trọng của chúng ta”.
Thông thường, sau giao phối lần đầu tiên và duy nhất trong đời, muỗi cái có những thay đổi về mặt sinh lý và chúng bắt đầu đi hút màu trước khi đẻ trứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học không rõ liệu những con muỗi biến đổi gen có tuân theo các quy luật này hay không. Trong trường hợp muối cái cố gắng giao phối với nhiều con đực khác nhau, hiệu quả của nghiên cứu này sẽ không cao.
Sốt rét là bệnh lây truyền qua muỗi, ảnh hưởng tới 300 triệu người và giết chết gần 800.000 người trên thế giới mỗi năm. Bệnh sốt rét bùng phát mạnh nhất ở khu vực châu Phi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 45 giây lại có một trẻ em ở châu Phi tử vong vì bệnh sốt rét.
Các chuyên gia y tế trên toàn cầu đang nỗ lực nghiên cứu để xóa bệnh sốt rét, nhưng quá trình này diễn ra rất chậm và đòi hỏi cần có những cách hiệu quả hơn và rẻ hơn để đẩy lùi căn bệnh chết người này.
Hà Hương