Một số loại thuốc tránh thai dạng tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phái nữ trong độ tuổi 20,30 và 40.
Nếu tiêm thuốc liên tục trong thời gian từ một năm trở lên sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2,2 lần. |
Tuy nhiên, nguy cơ này cũng giảm dần sau khi ngưng tiêm thuốc vài tháng. Bên cạnh đó, những phụ nữ sử dụng hình thức tiêm thuốc trong thời gian ít hơn một năm sẽ không bị nguy cơ ung thư đe dọa.
Ngay cả các loại thuốc uống tránh thai cũng có mối liên hệ với việc tăng khả năng mắc ung thư vú. Một nghiên cứu với 150.000 phụ nữ cho thấy, những phụ nữ dùng thuốc có nguy cơ cao gấp 1,24 lần so với những ai không dùng thuốc tránh thai. Nhưng rất may, cũng giống như trường hợp tiêm thuốc, nguy cơ này sẽ giảm xuống sau khi họ ngưng uống thuốc.
Trước nghiên cứu của Mỹ, khá nhiều nước khác cũng đã cho rằng nguy cơ mắc ung thư vú leo thang có liên quan đến thuốc tiêm tránh thai (cụ thể là đến hợp chất DMPA trong thuốc).
Mặc dù các ca mắc ung thư vú ở phụ nữ trẻ là khá hiếm song các nhà nghiên cứu khẳng định, họ vẫn muốn người dùng nhận thức được rõ ràng những hiểm họa tiềm ẩn trong sự lựa chọn của mình, trang LiveScience cho hay.
Y Lam