Bí thư Lê Minh Quang, tỉnh Đồng Tháp hàng tuần cà phê với DN, giải quyết khó khăn tại chỗ. Đây là câu chuyện được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đến để nhắc nhở lãnh đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường đối thoại, đồng hành tháo gỡ khó khăn cho DN.

Nghị định, thông tư quá chậm

Phát biểu kết luận tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với DN sáng 29/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, "giờ đây, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã có bước phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn phát triển mới, chúng ta cần nhìn và phải thừa nhận, môi trường kinh hiện tại của chúng ta chưa thuận lợi cho doanh nghiệp ra đời và phát triển". 

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, điểm đầu tiên tồn tại chính là tình trạng Luật ban hành còn chậm so với thực tế. Thời gian xây dựng các Nghị định, Thông tư quá chậm, doanh nghiệp phải chờ đợi. Chưa kể là tình trạng, các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn không rõ ràng, không tương thích nhau, còn cảm tính, thiếu định lượng, thậm chí, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề.

Chính bởi thế, dù có nhiều tiến bộ cải cách môi trường kinh doanh nhưng thực tế triển khai, các cải cách chưa đạt mục tiêu đề ra. Kết quả thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh sau 2 năm chưa có thay đổi rõ nét. Thậm chí, nhiều bộ, nhiều địa phương còn chưa hiểu đầy đủ về Nghị quyết này.

Về điểm này, Thủ tướng chỉ rõ, nguyên tắc và cũng là giải pháp hiện nay, đó là Nhà nước phải đảm bảo sự ổn định, lâu dài, thống nhất trong chính sách, đảm bảo tính tiên lượng trong môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư.

Ông nhấn mạnh: "Chính sách ban hành ra đừng sớm nắng chiều mưa, gây khó cho DN, không được hồi tố chính sách là vấn đề quan trọng đối với DN".

Các cơ quan Nhà nước phải tạo thuận lợi cho DN, nhận khó khăn cho cơ quan NN, theo tinh thần phục vụ công, lấy người dân, DN làm đối tượng phục vụ.

Thủ tướng cam kết, Nhà nước tiến tới loại bỏ dần các loai giấy phép con. Thủ tướng Phúc cũng yêu cầu từ 1/7/2016, khi Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực thì tất cả những quy định, điều kiện kinh doanh không phù hợp phải kiên quyết loại bãi bỏ. Chất lượng quy định về điều kiện kinh doanh phải được nâng cao, không ban hành các điều kiện kinh doanh mới nào trái quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, hiện nay, tình trạng phí chồng phí, thanh tra, kiểm tra chồng chéo nhau hiện nay đã gây mất nhiều thời gian, kìm hãm DN phát triển. Điều đáng nói là có một bộ phận cán bộ đã gây phiền hà cho DN ở nhiều cấp, nhiều ngành.

"Không thanh tra chồng chéo, không kiểm tra khi không có lý do chính đáng. Đặc biệt là trong việc thanh tra, kiểm toán thuế phải minh bạch hơn, chống tiêu cực và tham nhũng, tạo điều kiện cho DN", Thủ tướng chỉ đạo

Nhấn mạnh điểm này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Các đồng chí đừng nghĩ là Thủ tướng không biết đâu nhé. Cưa đôi với nhau, chúng tôi cũng biết hết tất cả".

 Đối thoại thực chất với DN

Ở chiều ngược lại, Thủ tướng lo ngại, khi năng lực cạnh tranh của DN đang giảm sút, hụt hơi.

Lý do là bởi một phần hiện nay, cơ chế chính sách hiện nay vẫn chưa khuyến khích doanh nghiệp tìm giải pháp đột phá trong khoa học công nghệ kỹ thuật, áp dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm mới, cạnh tranh với bên ngoài. DN Việt Nam đang ngày càng nhỏ về quy mô, hiệu quả hiệu sản xuất kinh doanh còn thấp, hiệu suất sinh lợi giảm. Bên cạnh đó, khả năng kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ với DN lớn còn hạn chế.

Với một nền tảng như vậy, Thủ tướng cho rằng, "các DN phải xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài, xây dựng văn hóa doanh nhân, phải tự tiết giảm chi phí để phát triển và hãy tự cứu mình trước khi trời cứu".

Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định quan điểm, Nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. DN được hoạt động trên tất cả mọi loai hình lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Các lĩnh vực đặc biệt như an ninh, quốc phòng, bình ổn giá, tất cả các DN còn lại không phân biệt quy mô, loại hình, vốn, tài nguyên... , các DN phải được bình đẳng về vốn, đất đai, cơ hội kinh doanh, kể cả với DNNN.

Đến nay, Chính phủ đưa ra nhiều nhóm giải pháp cụ thể như xây dựng thể chế, rà soát các luật, chính sách, tập trung xây dưng Luật hỗ trợ DNNVV có chất lượng. Ngoài ra, sẽ có thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ trong nhân dân.

Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo, lãnh đạo thành phố, tỉnh phải có định kỳ đối thoại với DN để nhận diện và tháo gỡ khó khăn. "Đây là cuộc gặp, họp đi vào thực chất, chứ không phải là hội nghị, hội thảo, lễ hội.

"Bí thư Lê Minh Quang, tỉnh Đồng Tháp hàng tuần cà phê với DN, giải quyết khó khăn tại chỗ", Thủ tướng đánh giá.

Ngay tại diễn đàn quan trọng này, một thông tin vui cho cộng đồng DN khi Thủ tướng cam kết: "Trước mắt, ổn định, không tăng phí, lệ phí, không tăng thuế, không tăng lãi vay ngân hàng và nghiên cứu giảm lãi suất vay. Chính phủ thống nhất giảm 1% trong trung và dài hạn ở lĩnh vực ưu tiên.

 10 điểm chưa thuận lợi cho DN

Thứ nhất, các Luật ban hành còn chậm so với thực tế. Thời gian xây dựng các Nghị định, Thông tư quá chậm, doanh nghiệp phải chờ đợi.

Thứ hai, còn tồn tại các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn không tương thích nhau, thậm chí, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề. Chính phủ nhận khuyết điểm về trình độ làm luật.

Thứ ba, chưa có cơ chế chính sách hiệu quả trong việc khuyến khích doanh nghiệp tìm giải pháp đột phá trong khoa học công nghệ kỹ thuật. Trình độ khọc công nghệ của các DN Việt Nam còn nhiều vấn đề, xuất khẩu ra nước ngoài chưa nhiều.

Thứ tư, chưa có cơ chế chính sách hiệu quả để khuyến khích DN sáng tạo, áp dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm mới, cạnh tranh với bên ngoài. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp có chiều hướng giảm.

Thứ năm, cổ phần hoá mặc dù đã được chỉ đạo quyết liệt nhưng kết quả còn hạn chế. Số lượng DN Nhà nước đã cổ phần hoá thì lớn nhưng số vốn hoá ra thị trường chưa đến 10%. Đây là một bất cấp lớn.

Thứ sáu, thực trạng các DN Việt Nam đang ngày ngày nhỏ, nhỏ về quy mô. Hiệu quả hiệu sản xuất kinh doanh còn thấp, hiệu suất sinh lợi giảm. Khả năng kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ với DN lớn còn hạn chế. Ta xuất khẩu tốt nhưng chưa kết nối tốt giữa các doanh nghiệp với nhau.

Thứ bảy, tình trạng phí chồng phí, thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây mất nhiều thời gian, kìm hãm DN phát triển. Một bộ phận cán bộ công chức đã gây phiền hà cho DN ở nhiều cấp, nhiều ngành.

Thứ tám, mặc dù có nhiều tiến bộ cải cách môi trường kinh doanh nhưng thực tế triển khai, các cải cách chưa đạt mục tiêu đề ra. Kết quả thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh sau 2 năm chưa rõ nét. Thậm chí, nhiều địa phương còn chưa hiểu đầy đủ về Nghị quyết này.

Thứ chín, tình hình khó khăn trong hoạt động của DN. Ta thường nói DN Việt Nam bị hụt hơi, chính là phản ánh rõ kết quả tăng trưởng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng vừa qua chủ yếu dựa vào yếu tố chiều rộng, năng suất lao động còn thấp.

Thứ mười, thể chế kinh tế thị trường chưa thực sự là động lực, tạo đột phá, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 

10 giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển:

1/ Nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng, bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật, doanh nghiệp được kinh doanh những gì không cấm.

2/ Tất cả doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế bình đẳng về vốn, đất, quy định kinh doanh, trừ trường hợp đặc biệt

3/ Nhà nước đảm bảo sự ổn định lâu dài của chính sách, không sớm nắng chiều mưa, để doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư.

4/ Ổn định kinh tế vĩ mô, cơ quan quản lý Nhà nước khi ban hành chính sách quy định rõ 1 cơ quan chịu trách nhiệm.

5/ Quy định về điều kiện kinh doanh cần được lượng hóa, minh bạch, dễ hiểu, tạo điều kiện người dân doanh nghiệp hiểu, lấy người dân, DN là đối tượng phục vụ.

6/ Coi doanh nghiệp tư nhân là động lực để phát triển kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các loại hình này có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập của xã hội.

7/ Ngăn chặn hình sự hóa quan hệ kinh tế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Nhà nước, Bộ Công an không có chủ trương hình sự hóa, trừ trường hợp vi phạm

8/ Có cơ chế quản lý phù hợp với doanh nghiệp hoạt động có tính rủi ro lớn, an ninh quốc phòng, công ích

9/ Giảm, tiến tới loại bỏ các loại phí, phụ phí bất hợp lý

10/ Yêu cầu đến 1/7/2016 bỏ hết quy định cũ, thực hiện đúng nghị định, thông tư, theo tinh thần luật đã được Quốc hội thông qua.

Phạm Huyền- Hà Duy

Nhiều việc lớn thử thách bản lĩnh của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ vừa được kiện toàn mới 20 ngày đã gặp nhiều việc lớn thử thách bản lĩnh của Chính phủ, của Thủ tướng, “nhưng tôi nghĩ chúng ta đủ bản lĩnh, đủ khả năng để xử lý”.

Thủ tướng: DN bất chấp xả thải ảnh hưởng môi trường, phải xử lý

“Chính phủ rất rõ ràng. Tôi nói ví dụ, DN bất chấp xả thải ra môi trường ảnh hưởng đến môi trường có xử lý không? Phải xử lý chứ!”.

Thủ tướng: 10 điểm phải sửa về môi trường kinh doanh

Chỉ ra 10 điểm tồn tại về môi trường kinh doanh, Thủ tướng cam kết cải cách toàn diện, với quan điểm: DN là đối tượng được Nhà nước phục vụ.

Đối thoại với Thủ tướng: Ba giảm để ‘giải phóng’ cho DN

8g30 sáng nay 29/4, Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước” đã chính thức diễn ra diễn ra.

100 km, 4 trạm thu phí: DN kêu lên Thủ tướng

Đường từ Thái Bình đi Hà Nội chỉ 105 km mà có tới 4 trạm thu phí. Có đoạn mới phủ thêm lớp nhựa nhưng vẫn thu phí cao như trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ mức phí 45 nghìn đồng.

Thuế phí cao nhất khu vực: Tăng thu nhưng đừng tận thu

“Các khoản thuế, phí ở Việt Nam hiện đã chiếm tới 40,8% lợi nhuận của DN. Đây là mức huy động thuộc loại cao nhất trong khu vực”, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đánh giá.

7.000 giấy phép con: Không tự cắt bỏ, nghĩ chiêu biến tướng

“Rất ít khi các bộ ngành tự đề xuất cắt bỏ giấy phép con, họ sẽ tìm cách hợp lý hoá, đổi tên, ẩn quy định”.

Một tháng 4 đoàn thanh tra, không bôi trơn khó xong việc

Có tháng, DN phải tiếp 4-5 đoàn thanh tra và mỗi khi đối mặt với những thủ tục hành chính, DN nào cũng phải có chi phí bôi trơn mới được việc.