Trước tình hình một số DN, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đề nghị chấm dứt việc thực hiện các phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm” hay người lao động đề nghị chấm dứt việc lưu trú tại doanh nghiệp để về nơi cư trú, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra văn bản hỏa tốc đề nghị các DN nêu trên phải có trách nhiệm xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người lao động tại doanh nghiệp.

Người lao động chỉ được rời doanh nghiệp khi giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 3 ngày và được sự đồng ý tiếp nhận của UBND cấp huyện.

Đồng thời, các DN phải có báo cáo với Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai và UBND các huyện/thành phố nơi DN hoạt động để nắm thông tin, xử lý theo quy định.

{keywords}
Xét nghiệm cho người lao động trước khi thực hiện phương án “3 tại chỗ”

Đáng chú ý, việc chấm dứt thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 địa điểm” chỉ áp dụng đối với các DN xét nghiệm không có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trường hợp qua xét nghiệm có ca dương tính, UBND tỉnh yêu cầu DN tuyệt đối không để người lao động tự ý rời khỏi DN.

Đối với các DN vẫn thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm” nhưng người lao động đề nghị không tiếp tục lưu trú và có nhu cầu trở về nơi cư trú, DN phải có danh sách và kết quả xét nghiệm gửi UBND các huyện/thành phố nơi lao động cư trú. DN tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho người lao động tại DN, người lao động chỉ được trở về khi xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, người đứng đầu DN sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật (để lây lan dịch bệnh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự) nếu cho người lao động về mà không tuân thủ đầy đủ các quy định hoặc để người lao động tự ý rời khỏi DN/nơi tạm trú về địa phương làm lây lan dịch bệnh tại nơi cư trú.

Quảng Định

F0 tấn công DN '3 tại chỗ', tiêm nhanh vắc xin để bảo vệ vùng xanh

F0 tấn công DN '3 tại chỗ', tiêm nhanh vắc xin để bảo vệ vùng xanh

Khi F0 xuất hiện tại công xưởng “3 tại chỗ” cho thấy nguy cơ các ca bệnh có thể xâm nhập, phá vỡ “vùng xanh” . Đại diện các Hiệp hội, ngành hàng khẳng định, cần đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin để đảm bảo sản xuất.