Trước đề xuất làm trung tâm hành chính ngàn tỷ của Hà Giang, Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý Hà Giang là tỉnh nghèo, khả năng cân đối nguồn lực hạn chế, đang có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn,... nên cần cân nhắc sự cần thiết. Vậy Hà Giang nghèo đến mức nào?

Tới thời điểm hiện tại, Hà Giang vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Có tới 6 trong tổng số 11 huyện của tỉnh miền núi phía Bắc này thuộc diện huyện nghèo đặc biệt khó khăn. Đó là 4 huyện cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần.

Hà Giang là một trong số ít địa phương có nhiều huyện nghèo nhất cả nước. 

Tính đến ngày 31/12/2017, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang, theo chuẩn nghèo đa chiều của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 là 60,4 nghìn hộ, chiếm tới 34,18% tổng số hộ trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó, riêng 6 huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 50,18%. Số hộ cận nghèo là 24,7 nghìn hộ, chiếm 14% tổng số hộ của tỉnh.

{keywords}
Người dân Hà Giang trên cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Năm 2017, nhờ đẩy mạnh thực hiện các Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, toàn tỉnh Hà Giang đã giảm được 6.890 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm từ 38,75% vào cuối năm 2016 xuống còn 34,18% vào cuối năm 2017.

Hà Giang cũng chính là tỉnh thường xuyên nhận hỗ trợ gạo cứu đói cho dân. Như đợt Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 vừa qua, sau khi xin hỗ trợ gạo cứu đói thì Hà Giang cũng được cấp 340 tấn gạo cho dân trong dịp Tết.

Đầu tháng 5/2018, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định vay vốn cho Dự án Phát triển đa mục tiêu vùng đồng bào dân tộc thiểu số các xã nghèo tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, trị giá 4 triệu dinar Kuwait, tương đương khoảng hơn 13,3 triệu USD từ Quỹ Kuwait về Phát triển kinh tế Ả Rập.

Là tỉnh miền núi, địa bàn khó khăn, hiểm trở nên số thu ngân sách của Hà Giang còn khá khiêm tốn. Nghị quyết dự toán thu ngân sách nhà nước, thu, chi ngân sách Hà Giang năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang cũng chỉ giao mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn hơn 2,1 nghìn tỷ. Năm 2017 Hà Giang thu ngân sách hơn 1.600 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng chi ngân sách của Hà Giang năm 2018 dự kiến lên tới hơn 11,4 nghìn tỷ, trong đó phần lớn là chi cho bộ máy.

Trong tổng chi ngân sách kể trên, ngân sách của Hà Giang chỉ tự chủ được một phần nhỏ, còn 80% vẫn chờ nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương lên tới 9,8 nghìn tỷ.

Số lượng người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Hà Giang tính đến hết 2016 là trên 1.200 người, không kém so với nhiều tỉnh thành “giàu có" hơn. Chẳng hạn, số cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Hà Giang tương đương nhiều tỉnh thành có số thu ngân sách nhà nước rất lớn như Đà Nẵng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Nghệ An…

Như VietNamNet đưa tin, UBND tỉnh Hà Giang mới đây đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư và khởi công dự án Hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan hành chính tỉnh Hà Giang. Hà Giang cũng xin hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai thực hiện.

Lý do được UBND tỉnh Hà Giang đưa ra là các cơ quan hành chính của tỉnh đều được đầu tư từ những năm 1990-1991, nằm rải rác trên địa bàn các phường, đã xuống cấp.

Vì thế, UBND tỉnh Hà Giang trình Thủ tướng cho phép tỉnh này tiếp tục triển khai dự án theo hình thức đầu tư hợp tác công tư, hợp đồng BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ), đồng thời xem xét hỗ trợ tỉnh Hà Giang một phần kinh phí để triển khai thực hiện.

Dự án bao gồm 2 tòa nhà, mỗi tòa 12 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng là gần 30.000 m2, chưa bao gồm tầng bán hầm.

Tổng vốn đầu tư của dự án là gần 700 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư dự án là hơn 565 tỷ đồng, lãi vay trong quá trình đầu tư là hơn 127 tỷ đồng.

Thời gian trả gốc và lãi của dự án là 11 năm. Thời gian kinh doanh, thu hồi vốn và đảm bảo chỉ tiêu kinh tế là 9 năm. Do đó, tổng số tiền tỉnh Hà Giang phải thanh toán là hơn 1.000 tỷ đồng để có được trung tâm hành chính này.

Tuy nhiên, cho ý kiến về việc đầu tư dự án trụ sở cơ quan hành chính tỉnh Hà Giang, Bộ KH-ĐT lưu ý: "Hà Giang là tỉnh nghèo, khả năng cân đối nguồn lực hạn chế, đang có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, nợ ứng lớn, đề nghị tỉnh nghiên cứu, rà soát lại tính cấp bách, sự cần thiết phải thực hiện dự án trong giai đoạn hiện nay".

Ngày 15/5, trao đổi với PV.VietNamNet về góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cho rằng vấn đề này “vẫn chưa đâu vào đâu” và “chưa nhận được văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”. Lãnh đạo tỉnh Hà Giang cũng từ chối thông tin thêm về chủ trương này.

Lương Bằng

17.000 tỷ xây mới trụ sở: Các bộ ngành đòi phân lô, xây riêng

17.000 tỷ xây mới trụ sở: Các bộ ngành đòi phân lô, xây riêng

Bộ Xây dựng đang xây dựng và hoàn thiện phương án triển khai quy hoạch trụ sở 13 bộ ngành sau khi di dời lên Mễ Trì, Tây Hồ Tây. Dự tính, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây mới khoảng 17.000 tỷ đồng.

Bộ Công Thương không muốn di dời trụ sở Bộ ra Tây Hồ Tây

Bộ Công Thương không muốn di dời trụ sở Bộ ra Tây Hồ Tây

Bộ Công Thương là 1 trong 5 bộ ngành thuộc khối kinh tế dự kiến di dời khỏi trung tâm nội thành nhưng Bộ này vừa có văn bản “không di dời” đến Tây Hồ Tây, trừ khi bắt buộc.

Di dời trụ sở 13 bộ ngành, cần 17.000 tỷ để xây mới?

Di dời trụ sở 13 bộ ngành, cần 17.000 tỷ để xây mới?

Theo 1 tính toán sơ bộ, tổng nhu cầu vốn đầu tư trụ sở 13 bộ, ngành sau khi di dời khỏi nội thành vào khoảng gần 17.000 tỷ đồng.

Nữ đại gia bí ẩn bỏ 260 tỷ mua đứt 4 trụ sở nhà nước

Nữ đại gia bí ẩn bỏ 260 tỷ mua đứt 4 trụ sở nhà nước

Một người phụ nữ đã mua trúng đấu giá 4 trụ sở công của tỉnh Bình Dương với giá 257,1 tỉ đồng.

Bộ Xây dựng “xin” không xây trụ sở mới

Bộ Xây dựng “xin” không xây trụ sở mới

Bộ Xây dựng sẽ không xây trụ sở mới mà sẽ cải tạo và tiếp tục sử dụng trụ sở hiện có nhằm tiết kiệm chi phí cho ngân sách.