- Đường Kinh Dương Vương quận Bình Tân có chiều dài 3,5 km, rộng 48 mét được coi là “rốn ngập” của TP.HCM. Để chống ngập cho tuyến đường này, hai dự án đã được phê duyệt tiêu tốn ngân sách thành phố hơn 900 tỷ đồng.
Sự thật loạt UBND quận TP. Hồ Chí Minh dính nợ xấu với DN lương thực
Cán bộ sai phạm tài chính - ngân sách: TP. Hồ Chí Minh nhiều nhất
Hai lần chống ngập, tiêu tốn ngàn tỷ
Để cứu ngập cho rốn lụt này, trong giai đoạn 2016-2017 ngân sách TP.HCM đã chi hơn 730 tỷ đồng để thực hiện dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Kinh Dương Vương (đoạn từ vòng xoay Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc).
Sau khi hoàn thành, cao độ hoàn chỉnh mặt đường được nâng lên từ 0,4 đến 1,2m đã dẫn đến nhà ở và công trình xây dựng dọc tuyến đường thấp hơn vỉa hè 0,6-1m.
Dự án đã gây ảnh hưởng đến 466 căn nhà, một bệnh viện, 64 doanh nghiệp, 27 trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, 44 tuyến đường, hẻm xương cá kết nối với đường này và các khu dân cư dự án nhà ở tiếp giáp.
TP.HCM tiêu tốn hơn 900 tỷ để chống ngập cho 3,5km đường nội thị |
Cứu được lụt cho con đường nhưng nhà dân hai bên đường lại trở thành rốn chứa nước. Để giải tiếp bài toán phát sinh, phương án cứu ngập tiếp theo được TP.HCM đưa ra là đầu tư thêm 178 tỷ đồng xây dựng trạm bơm Bà Tiếng.
Dự án do BQL dự án cải tạo kênh Ba Bò thực hiện, được Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM ủy quyền làm chủ đầu tư chia thành hai gói thầu: gói thầu xây dựng trạm bơm và gói thầu thiết bị - cung cấp, lắp đặt thiết bị trạm bơm.
Ngày 8/6 và ngày 22/8/2018, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Nguyễn Văn Tám lần lượt ký các quyết định số 2904/QĐ-SGTVT và số 4788/QĐ-SGTVT phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng (gói thầu xây lắp 4 - xây dựng trạm bơm, giá trị dự toán là gần 112 tỷ đồng, làm tròn số); Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng (gói thầu thiết b ị- cung cấp, lắp đặt thiết bị trạm bơm, giá trị dự toán là trên 66 tỷ đồng).
Lấy vốn dự phòng làm dự án
Dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Kinh Dương Vương (đoạn từ mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc, quận Bình Tân) với tổng mức đầu tư 730,552 tỉ đồng. Khi phê duyệt tổng mức đầu tư, các hạng mục công trình, dự toán chi phí không có việc xây dựng Trạm bơm Bà Tiếng.
Năm 2016, việc xây dựng trạm bơm Bà Tiếng được UBND TP.HCM chấp thuận, nguồn vốn để thực hiện xây dựng trạm bơm này là vốn ngân sách. Đây là phương pháp chống ngập cưỡng bức bằng máy bơm.
Chủ đầu tư là Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố (Trung tâm chống ngập).
Năm 2017, Sở GTVT TP.HCM (tại QĐ 5306) điều chỉnh dự án (trong đó không thay đổi tổng mức đầu tư) bằng việc bổ sung thêm chi phí thiết bị là 55 tỉ đồng, điều chỉnh tăng chi phí xây dựng lên 77,3 tỉ đồng.
Ngày 9/1/2018 ông Nguyễn Văn Tám- Phó GĐ Sở Giao thông ký quyết định số 175 chính thức đưa Trạm bơm Bà Tiếng vào thành hạng mục của dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Kinh Dương Vương, với tổng mức đầu tư hơn 730 tỉ đồng. Lúc này, Trạm bơm Bà Tiếng được “xẻ” thành 02 gói thầu là xây lắp và cung cấp thiết bị, nguồn vốn được trích từ chi phí dự phòng của dự án đường Kinh Dương Vương như đã nêu.
Theo Luật Đầu tư công, dự án này cần được lập hồ sơ theo đúng trình tự và phải được sự thông qua của HĐND thành phố do nó là dự án sử dụng vốn ngân sách.
Dự án xây dựng trạm bơm thoát nước đặt tại rạch Bà Tiếng được chia nhỏ thành 2 gói thầu đang gây nhiều nghi vấn thất thoát ngân sách |
Ngày 8/10, thông tin với báo chí, ông Nguyễn Văn Tám - PGĐ Sở GTVT TP.HCM cho biết: “Việc xây dựng trạm bơm và vòng xoay An Lạc tôi thấy phù hợp vì cùng là xây dựng. Gói thầu là 112 tỷ đồng không phải là quá lớn, nhiều doanh nghiệp tại thành phố có thể đáp ứng được” - ông Tám giải thích.
Về việc không lập dự án mới cho Trạm bơm Bà Tiếng, ông Tám giải thích: "do tính cấp bách của việc xây dựng trạm bơm". Ông Tám thừa nhận nếu lập dự án mới thì phải báo cáo và được HĐND thành phố thông qua. “Qua nhiều bước thì rất lâu”- ông Tám lý giải.
Ông Võ Thanh Huy - Giám đốc Ban QLDA kênh Ba Bò (đơn vị được Trung tâm chống ngập thành phố ủy quyền làm chủ đầu tư dự án) thừa nhận: ban đầu Trung tâm định lập dự án mới (dự án trạm bơm Bà Tiếng) như vậy theo quy định phải thông qua HĐND thành phố. Tuy nhiên, Sở GTVT TP.HCM đề nghị đưa vào làm hạng mục phát sinh dự án Kinh Dương Vương bằng văn bản số 12415/SGTVT-CTN (ngày 13/9/2016). Trung tâm chống ngập tuân thủ sự chỉ đạo này.
Nguyễn Hà
Liên tục ngập nặng, TP.HCM lại xin hủy dự án chống ngập 400 triệu USD
Vì sao TP.HCM lại muốn hủy dự án có thể giúp 2 triệu người thoát cảnh ngập lụt?
Số phận đắng chát của dự án 'mộng mơ' 1,5 tỷ USD
Năm 2010, Phú Thọ “gây sốc” khi cấp phép cho một dự án khu đô thị, có sân golf với vốn đầu tư tới 1,5 tỷ USD. Nhưng thực tế lại đầy chán chường.
Tai nạn chết người: Dự án và ông chủ cả đời mang tiếng xấu
“Tai bay vạ gió” từ những sự cố gây chết người trong quá trình thi công dự án luôn khiến nhiều chủ đầu tư ám ảnh.
Quá lãng phí siêu dự án tỷ đô bỏ hoang ở Lạng Sơn
Với quy mô diện tích Dự án lên tới 180 ha, khối lượng xây dựng hàng trăm tòa nhà biệt thự đã triển khai có thể khẳng định khối tài sản xã hội đang nằm đọng tại đây lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng.