- Việt Nam nổi tiếng với vị thế hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nông sản hàng hóa (gạo, cà phê, tiêu, hạt điều, v.v…), tuy nhiên thương hiệu toàn cầu của người Việt vẫn còn rất khiêm tốn. Hạn chế trong tư duy làm thương hiệu, chính sách, quỹ đất, vốn..., đang bị xem là “tường lửa” cản thương hiệu toàn cầu nông sản Việt.

Vốn, chính sách đều vướng

Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nông nghiệp là một chủ trương lớn của Chính phủ để tạo động lực cho ngành nông nghiệp Việt Nam cất cánh.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, NN CNC rất cần thiết phải có nhà đầu tư tham gia vào chuỗi giá trị. Nếu không sẽ chỉ đơn thuần là xây dựng một nhà máy hàng nghìn tỷ mà không biết bán hàng ở đâu, đầu ra như thế nào… khi đó sẽ trở thành gánh nặng cho chính sách này.

{keywords}

Nông trại nhìn từ trên cao

Sau hơn 30 năm đổi mới, các văn bản chủ trương, chính sách lớn về nông nghiệp vẫn duy trì vai trò nòng cốt của kinh tế hộ. Mặc dù, đã có nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhưng cách làm còn lúng túng nên chưa có đột phá. Cho đến nay, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 1%.

Về phía nhà đầu tư, bà Trần Kim Yến, đại diện cho Quỹ đầu tư Việt Nam - Ô man - cơ quan đại diện quản lý đầu tư của Quỹ Dự Trữ Quốc Gia Vương Quốc Oman tại Việt nam chia sẻ: “Các quỹ đầu tư mong muốn tìm những cơ hội đầu tư vào các công ty Việt Nam trong lĩnh vực NN-CNC có khả năng theo suốt được chuỗi giá trị của nông sản - được gọi là “From Farm to Table” (từ nông trại tới bàn ăn) và có thể đưa được thương hiệu riêng của nông sản Việt Nam tới tay người tiêu dùng trên nhiều thị trường xuất khẩu chứ không chỉ là bán sỉ tại của nông trại”.


{keywords}

Kỹ sư chăm sóc những cây non ca cao và chuối sau 2 tháng trồng

Ông Julian Lawson Hill - chuyên gia xây dựng thương hiệu của EU - Cty tư vấn quốc tế Giraffe Consulting cho biết: Việt Nam phải xây dựng, định vị thương hiệu cho ngành thực phẩm trong nước, gia tăng nhận thức và công nhận quốc tế về thực phẩm Việt Nam. Việc này sẽ thúc đẩy xuất khẩu và bổ sung giá trị gia tăng vào sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc Việt.

Chính phủ đồng hành gỡ nút thắt

Sản xuất NN-CNC cao được cho là ‘giải pháp căn cơ’ để xây dựng thành công thương hiệu nông sản Việt. Tuy nhiên điều kiện đầu tiên diện tích đất đai cho sản xuất/canh tác phải là quy mô lớn, biến đổi linh hoạt theo bài toán kinh doanh của từng doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, chính sách hạn điền không cho phép điều này đang là rào cản lớn nhất trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

{keywords}

Toàn cảnh nông trại ca cao CIC

Vừa qua trong Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam - VPSF 2017 (31/7) tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn kiến nghị Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi bãi bỏ quy định về hạn điền trong Luật Đất đai.

Cùng tham dự VPSF 2017 và chung kiến nghị này, ông Đinh Hải Lâm, Tổng GĐ Cty Ca cao Intercontinental Coporation - CIC- doanh nghiệp đầu tư đầu tiên tại khu Kinh tế Quốc phòng Ea Súp, bổ sung: “Khó khăn lớn nhất của DN là tiếp cận đất đai. Nhiều địa phương cấp đất dự án, nhưng DN không thể tiếp cận quỹ đất sạch, vì địa phương không đền bù giải tỏa cho người dân”.

CIC hiện nay đang triển khai mô hình liên kết sản xuất, doanh nghiệp và nông dân cùng làm NN-CNC với mục tiêu trồng 1.000 ha ca cao tập trung và 3.000ha liên kết với các nông hộ nhỏ, quy mô sản lượng 10 nghìn tấn. Dự án của CIC được tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng của một vùng đất biên địa thiên nhiên khắc nghiệt này.

“Đây cũng là đề xuất của Nhóm công tác về nông nghiệp của Diễn đàn lên Thủ tướng Chính phủ. Sau khi lắng nghe ý kiến của các DN, Thủ tướng cho biết, NN-CNC hiện nay vướng chủ yếu ở đất đai, vốn, khoa học công nghệ. Thủ tướng cho biết, sẽ đệ trình Quốc hội sửa Luật Đất đai, trong đó liên quan đến quy định hạn điền”, ông Lâm cho biết.

{keywords}

Trái ca cao chuẩn bị đưa vào sơ chế

Ông Lâm lấy dẫn chứng với trang trại trồng ca cao tại Đắk Lắk, Cty CIC phải đầu tư vốn đưa công nghệ cao vào vận hành, thiết lập hệ thống tưới tiêu, đầu tư đồng bộ máy móc công cụ công nghệ cao cho toàn bộ chuỗi giá trị của cây ca cao (từ khâu giống, khâu trồng, chăm sóc cây đến công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch). Trang trại quy mô lớn triển khai các phần mềm để quản lý nghiệp vụ nông nghiệp trên thực địa nông trại và phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning-hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp). Đây là những điều kiện không thể thiếu đối với các doanh nghiệp làm NN-CNC.

Trong tương lai, CIC mở rộng theo mô hình lấy nông trường của mình làm trung tâm, từ đó mở rộng sản xuất thông qua việc liên kết với các nông hộ nhỏ. Các hộ tham gia vào liên kết sẽ được chuyển giao kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất của các thị trường xuất khẩu, và vì thế sẽ được CIC bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Đây chính là quy trình tạo chuỗi giá trị cho thương hiệu nông sản Việt hội nhập thế giới.

Phạm Huyền