- Từ ngày 11-13/9, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới phối hợp tổ chức hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018 với chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư".
Nhân dịp này, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương Đặng Hoàng Hải trả lời báo chí về “Chiến lược chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế số”.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển kinh tế đang trở thành tất yếu đối với các nước ASEAN, ông cho biết nội hàm của kinh tế số và những tác động đối với kinh tế Việt Nam?
Công nghệ số và kết nối trực tuyến đang và sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN nói chung cũng như Việt Nam nói riêng trong những năm tới.
Tại Việt Nam, xu hướng số hoá hay công cuộc chuyển đổi số đang xuất hiện ở mọi lĩnh vực từ thương mại, tài chính-ngân hàng cho đến y tế, giáo dục, du lịch, vận chuyển...
Đặc trưng lớn nhất của kinh tế số là tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet.
Chính phủ Việt Nam đang giữ vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế số thông qua một loạt cơ chế chính sách.
Kinh tế số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4 sẽ thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nhiều nước. Lao động sáng tạo sẽ ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội.
Dự báo trong trung và dài hạn sẽ tác động trực tiếp và nhiều nhất đến các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động kỹ năng thấp (lắp ráp, dịch vụ, dệt may…) do lao động dần được thay thế bởi tự động hóa, rô-bốt thông minh.
Tại Việt Nam, lợi thế về lao động, nhất là lao động chi phí thấp, lợi thế về tài nguyên sẽ giảm đáng kể. Việc hiểu được về làn sóng chuyển dịch sắp tới là rất cần thiết để khai thác được cơ hội, hạn chế rủi ro khi tiếp cận và ứng dụng các công nghệ số cho các ngành kinh tế.
Muốn tận dụng được cơ hội của nền kinh tế số, một trong những nhiệm vụ quan trọng cho Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp đó là chuyển đổi số. Ông cho biết một số nhận định về thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay?
Hoạt động chuyển đổi số của Chính phủ trong những năm gần đây được đẩy mạnh thông qua Nghị quyết về Chính phủ điện tử, bao gồm 3 hạng mục chính: phát triển dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực.
Ở góc độ doanh nghiệp, theo khảo sát mới nhất của Bộ Công thương, mặc dù ngành công nghiệp đã có một số doanh nghiệp tiên phong (trong các lĩnh vực như dầu khí, điện…) chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với sự thay đổi của công nghệ, nhưng vẫn có tới 82% doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc.
Doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, logistics, du lịch, bảo hiểm đã và đang ứng dụng mạnh công nghệ số trong hiện đại hoá quy trình kinh doanh.
Theo nghiên cứu của WEF, 7 công nghệ đang và sẽ thay đổi nền sản xuất của thế giới bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI); xe tự lái; phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây; công nghệ in 3D; Internet vạn vật và các thiết bị kết nối; rô-bốt; và mạng xã hội. Các công nghệ này hiện đang được các doanh nghiệp nghiên cứu và bắt đầu đưa vào ứng dụng tại Việt Nam.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra yêu cầu đối với từng Chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp phải nắm bắt và thực hiện quá trình chuyển đổi số để thích nghi với bối cảnh quản lý, kinh doanh mới.
Từng ngành, từng lĩnh vực cần tập trung xây dựng Chiến lược chuyển đổi số nhằm xây dựng Việt Nam 4.0 với nền quản trị thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh.
Khẩn trương hoàn tất công tác tổ chức hội nghị WEF ASEAN
Sáng nay diễn ra cuộc họp lần thứ 5 Ban tổ chức hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN).
WEF ASEAN: Nắm bắt cơ hội, quản lý thách thức từ Cách mạng 4.0
Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ đồng tổ chức hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 từ 11-13/9.
Các dấu mốc chính trong quan hệ Việt Nam và WEF
Những năm gần đây, Việt Nam luôn tích cực tham gia các hoạt động của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
WEF ASEAN 2018: Nơi lãnh đạo và doanh nghiệp lớn chia sẻ tầm nhìn
Đây là diễn đàn để các nhà lãnh đạo chính phủ và các doanh nghiệp lớn của ASEAN và khu vực thảo luận, chia sẻ tầm nhìn, định hướng chính sách...
Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị cho hội nghị WEF ASEAN
Chiều 21/8 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi Tọa đàm bàn tròn về hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN).
Thái An