Con số này được Kiểm toán Nhà nước Khu vực IV đưa ra tại hội thảo ngày 19/9 liên quan đến vấn đề quản lý rác thải.

Ông Nguyễn Lệ Sơn, Phó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực IV, cho hay, năm 2018, cơ quan này thực hiện cuộc kiểm toán hoạt động Việc thực hiện giải pháp giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy của TP.HCM theo đề án của Chính phủ.

Theo ước tính của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, trên địa bàn thành phố năm 2017, mỗi năm có trên 80.000 tấn túi ni lông thải bỏ ra môi trường, trong đó túi ni lông khó phân hủy là 77.000 tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom tái chế của các công ty xử lý chất thải của Thành phố còn thấp (đạt 38%/số lượng rác thải túi ni lông).

{keywords}
Túi ni lông mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy 

Đồng thời, số lượng rác thải túi ni lông thải bỏ ra môi trường ngày càng tăng mạnh, từ khoảng 40 tấn/ngày vào năm 2008, ước tính tăng lên 228 tấn/ngày vào năm 2017.

Chưa kể, số lượng sản xuất túi ni lông khó phân hủy của một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố có xu hướng năm sau cao hơn năm trước (năm 2014 sản lượng xuất bán 22.938 tấn, năm 2017 là 33.376 tấn, tăng 46%), số lượng túi ni lông nhập khẩu cũng tăng 244% sau 4 năm (từ 63,8 tấn năm 2014 lên 219,8 tấn năm 2017). Số lượng hạt nhựa nhập khẩu tại TP.HCM năm 2017 tăng 65% so với năm 2014, sản lượng nhập khẩu phế liệu nhựa trên địa bàn năm 2017 tăng 44% so với năm 2016.

Điều này, theo ông Nguyễn Lệ Sơn, là trái ngược với xu hướng thuế bảo vệ môi trường huy động vào NSNN ngày càng giảm (tương ứng với sản lượng túi ni lông nộp thuế BVMT giảm dần từ 746 tấn/năm 2014 xuống 577 tấn/năm 2017, tương đương giảm 23%).

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông thân thiện môi trường không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng cam kết thu hồi, tái chế sản phẩm theo kế hoạch đã đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mời độc giả xem clip tự tạo từ bài viết:

Ngọc Hà