Sanh cổ “Huyền phượng vũ” được giới chơi cây xếp vào dạng kiệt tác, hiếm có khó tìm. Vào năm 2006, cây từng được giới chơi cây định giá lên tới triệu đô, cao gấp 1,5 lần so với siêu cây “Mâm xôi con gà”.

Tuyệt phẩm sanh cổ 'Nhất tọa kinh thiên' 200 tuổi: Trả 11 tỷ, chủ vẫn lắc đầu

Tận mắt thấy cây sanh cổ trong chậu dát 5 cây vàng giá chục tỷ

Chiêm ngưỡng sanh cổ dáng phượng giá triệu đô của ông vua cây cảnh Việt Nam

Siêu cây sanh cổ “Huyền phượng vũ” thuộc sở hữu của nghệ nhân Đặng Xuân Cường hay còn gọi là Cường họa sỹ. Cùng với cây “Mâm xôi con gà”, “Dấu ấn thời gian”, cây được giới chơi cây đánh giá là một trong những kiệt tác cây cảnh hiếm có, khó tìm. Cây từng được mang đi trưng bày ở một số triển lãm sinh vật cảnh lớn trong nước và thu hút sự chú đặc biệt của khách tham quan.

{keywords}
Cùng với cây “Mâm xôi con gà”, “Dấu ấn thời gian”, cây được giới chơi cây đánh giá là một trong những kiệt tác cây cảnh hiếm có, khó tìm

 

{keywords}
Cây do chính tay nghệ nhân Đặng Văn Cường hay còn gọi là Cường họa sỹ tạo tác, chính sửa

Theo đó, cây có nguồn gốc tại Ninh Bình, cao khoảng 1,2m nổi bật bởi vẻ đẹp u bướu, cổ kính. Cây được làm theo dáng “Huyền phượng vũ”, với bông tán xòe rộng, mềm mại như đám mây trên núi. Bộ rễ của cây ôm trọn phiến đá cổ giống như những móng chân của phương, tạo thế vững chắc. Đặc biệt, thân cây uốn lượn uyển chuyển tạo nên bố cục hài hòa như một tác phẩm nghệ thuật.

{keywords}
Cây có nguồn gốc tại Ninh Bình, cao khoảng 1,2m nổi bật bởi vẻ đẹp u bướu, cổ kính.

 

 

{keywords}
Cây được làm theo dáng “phượng huyền vũ”, với bông tán xòe rộng, mềm mại như đám mây trên núi

Nghệ nhân Đặng Xuân Cường cho biết, trước đây cây thuộc sở hữu của một gia đình tại Ninh Bình và được lưu truyền qua nhiều đời. Ban đầu, cây được tạo tác theo tích “Cửu thê đồng cư” với ý nghĩa biểu đạt cho hình ảnh 9 anh em chung sống trong một gia đình. 

Tuy nhiên, khi mua cây về, ông Cường đã chỉnh sửa, tạo tác theo ý tưởng của riêng mình. “Cái duyên với cây đến rất tình cờ. Năm 1998, khi tôi mang cây đi triển lãm ở Văn Miếu Quốc tử Giám, chiếc xe cẩu không may bị tai nạn khiến cây bị gãy một thân cây, làm lộ ra bộ rễ ngầm bên trong phiến đá cổ. Ngay sau đó, tôi đã quyết định tạo tác lại cây theo ý tưởng của mình”, ông Cường nói.

{keywords}
Bộ rễ của cây ôm trọn phiến đá cổ giống như những móng chân của phương, tạo thế vững chắc.

 

{keywords}
Đặc biệt, thân cây uốn lượn uyển chuyển tạo nên bố cục hài hòa như một tác phẩm nghệ thuật.

Theo ông Cường, sanh cổ “Huyền phượng vũ”được ông mua vào khoảng những năm 1996 với giá 4 triệu đồng. Thời điểm đó, cây đang thuộc sở hữu của cụ Ký Viễn, một nghệ nhân chơi cây có tiếng ở Ninh Bình. Để thuyết phục sang nhượng, ông Cường đã phải bỏ nhiều công sức, đi xe máy về tận nơi để thuyết phục. “Đây là cây sanh cổ, được truyền từ đời này sang đời khác nên gia đình họ rất trân quý. Ban đầu khi tôi ngỏ lời mua, họ không đồng ý bán dù giá cao cỡ nào nhưng sau đó thấy mình thật tâm, lại đam mê cây cảnh nên cụ Viễn đã đồng ý sang nhượng”, ông Cường nói.

Nghệ nhân này thẳng thắn cho biết, nếu xét về độ “độc lạ”, bố cục đẹp mắt thì Huyền Phượng Vũ được giới chơi cây đánh giá cao hơn siêu cây “Mâm xôi con gà”. Trong những năm qua rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tìm đến vườn ông Cường để chiêm ngưỡng tuyệt tác nghệ thuật này. Nhiều người ngỏ lời muốn mua đứt nhưng ông không đồng ý bán mà muốn để lại làm kỷ niệm.

{keywords}
Ông Cường cho biết, nếu xét về độ “độc lạ”, bố cục đẹp mắt thì Huyền Phượng Vũ được giới chơi cây đánh giá cao hơn siêu cây “Mâm xôi con gà”.

 

{keywords}
Thời điểm năm 2006, nhiều người trong giới chơi cây từng định giá sanh cổ “Huyền phượng vũ” có giá đắt gấp 1,5 lần so với Mâm xôi con gà.

Dù không tiết lộ giá cụ thể, song theo nghệ nhân này, thời điểm năm 2006, nhiều người trong giới chơi cây từng định giá sanh cổ “Huyền phượng vũ” có giá đắt gấp 1,5 lần so với Mâm xôi con gà.

“Huyền phượng vũ là tác phẩm đầu tiên do tôi tác tác nên có ý nghĩa rất lớn. Đây cũng là cây sanh tôi dành nhiều tâm huyết nên rất tâm đắc. Chính vì thế việc mua bán còn phụ thuộc vào nhân duyên, giá cả cũng chỉ là một phần”, ông Cường nói.

Được biết, siêu cây “mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ có tuổi đời hơn 150 tuổi. Năm 2010, trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, cây được giới chuyên môn xếp vào “tứ kỳ mộc” của đất ngàn năm văn vật. Tháng 4/2012, siêu cây triệu đô này đã được lên trang bìa của tạp chí về nghệ thuật chơi cây cảnh BCI của Mỹ và từng được định giá vào khoảng 6 triệu đô, tương đương tương đương với 120 tỷ đồng. Trước khi sở hữu của đại gia Nguyễn Nam Thành (Việt Trì, Phú Thọ), cây từng được chính tay nghệ nhân Đặng Xuân Cường tạo tác, chỉnh sửa.

{keywords}
Trong những năm qua rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tìm đến vườn ông Cường để chiêm ngưỡng tuyệt tác nghệ thuật này.

 

{keywords}
Nhiều lời ngỏ ý mua đứt nhưng ông Cường chưa đồng ý bán mà muốn để lại chiêm ngưỡng, thưởng lãm

Ngoài siêu cây Huyền phượng vũ, trong vườn nhà ông Cường còn khá nhiều cây cảnh ấn tượng, “hiếm có, khó tìm”. Theo nghệ nhân này, chơi cây cảnh là niềm đam mê, thú vui nên giá cả không phải là yếu tố quyết định. Đối với những cây cảnh quý, hiếm được xem là “gia bảo” thì rất ít người bán. Hiện những cây cảnh được định giá tiền tỷ theo ông Cường trên thị trường không nhiều và không phải ai cũng biết được giá trị thực của cây.

(Theo Dân trí)

Cây bưởi cổ hiếm có: Cao hơn 4 mét, sai trĩu 300 quả vàng rực

Cây bưởi cổ hiếm có: Cao hơn 4 mét, sai trĩu 300 quả vàng rực

Giá bưởi cảnh cổ thụ tăng 5-8 triệu đồng/cây, nhưng nhiều nhà vườn ở Văn Giang (Hưng Yên) vẫn lo cháy hàng dịp Tết. Những cây bưởi cảnh cổ thụ quả sai lúc lỉu, tầm 300 quả, giá lên tới 50-60 triệu đồng. 

Trà cổ 120 triệu đồng/cây, đại gia ráo riết săn lùng chơi Tết

Trà cổ 120 triệu đồng/cây, đại gia ráo riết săn lùng chơi Tết

Nhiều đại gia sẵn sàng chi đậm để rinh về loài trà cổ quý hiếm chơi Tết Nguyên đán Kỷ hợi. Giá mỗi gốc trà dao động từ 50-120 triệu đồng, cá biệt một số gốc độc lạ chủ nhân kiên quyết không bán.