Đây là năm thứ 5 chị Đỗ Thị Quyên ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội bán cơm rượu nếp cẩm. Chị chia sẻ: “Trước đây, vào ngày Tết Đoan Ngọ hoặc ngày thường thích ăn nếp cẩm thì tôi hay làm một mẻ 2-3 kg cho cả nhà ăn. 5 năm trước, trước Tết Đoan Ngọ 3 ngày, tôi có khoe ảnh lên facebook cá nhân và mang cho đồng nghiệp ăn thử, nào ngờ được khen quá. Nhiều người đặt hàng luôn dịp Tết Đoan Ngọ năm ấy”.

Từ đó, cứ mỗi khi thích ăn cơm rượu nếp cẩm, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm lại đặt chị Quyên làm. Do đó, cứ đến mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, chị lại rao lên facebook cá nhân bán cơm rượu nếp cẩm và cơm rượu nếp thường. Mọi người vào đặt hàng rất nhiều.

{keywords}
Cơm rượu nếp cẩm được mọi người ưa chuộng hơn cả

"Tôi nhận đơn đặt hàng và trả dần từ ngày mùng 2 tới hết mùng 5/5 âm. Cứ tranh thủ buổi tối đi làm về là tôi lại cặm cụi trong bếp làm cơm rượu nếp. Vừa làm vì đam mê nấu nướng vừa có thêm thu nhập nên không biết mệt là gì”, chị Quyên nói.

Chị Quyên cho biết, năm nào Tết Đoan Ngọ chị cũng làm khoảng 2-2,5 tạ cơm rượu nếp cẩm. Số cơm rượu nếp này chị bán trong khoảng 3-5 ngày là hết. “Cứ mùng 1/5 âm lịch là tôi bắt đầu làm cơm rượu nếp cẩm bán, đến hết 5/5 âm lịch là hết. Trong 3-4 ngày, ngày nào cũng bán được khoảng 40-50kg. Trừ hết chi phí cũng lãi khoảng 10 triệu đồng”.

Người phụ nữ này tiết lộ, chị thường làm cơm rượu nếp cẩm vì nhiều người thích ăn hơn hẳn cơm rượu nếp thường. Mỗi kg cơm rượu nếp chị lãi khoảng một nửa số tiền thu được. “Mỗi ký gạo nếp cẩm tôi sẽ làm được khoảng 1,2-1,5kg cơm rượu. Giá 1kg gạo nếp cẩm ngon để làm rượu là 28.000-30.000 đồng. Sau đó chỉ cần làm và ủ men. Tôi thường bán giá cơm rượu nếp cẩm là 70.000 đồng/kg. Tính ra, tôi lãi khoảng 40.000 đồng/kg cơm rượu”, chị cho hay.

Theo chị Quyên, làm cơm rượu nếp cẩm hay nếp thường đều có lãi. Tuy nhiên, công làm bỏ vào đó cũng rất nhiều. Chưa kể, nhờ làm quen tay nên chị làm cơm rượu không bao giờ bị hỏng. Bởi, nếu ủ hỏng thì coi như mẻ đó mất trắng.

{keywords}
Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ
{keywords}
Có tiểu thương bán được 50-70kg cơm rượu nếp trong ngày 5/5 âm lịch

Dù bán cơm rượu nếp cẩm mỗi dịp Tết Đoan Ngọ lãi như vậy nhưng chị Quyên khẳng định, đây chỉ là công việc thời vụ, còn ngày thường cơm rượu rất kén khách ăn. “Bán cơm rượu nếp ngày Tết Đoan Ngọ không bao giờ ế ẩm. Trước ngày Tết Đoan Ngọ chỉ bán được khoảng 20-30 kg/ngày. Song đúng ngày Tết, có ngày mẹ tôi ở nhà bán giúp cả 50-70kg”.

Chị chia sẻ, để làm cơm rượu nếp cẩm ngon, trước hết phải chọn loại gạo nếp cẩm ngon mới đậm đà. Khi nấu cơm, phải đảm bảo chín đều không nát cũng không quá khô. Tiếp đến khâu chọn men hay ủ men phải thật chú ý, nếu không sẽ dễ hỏng, ăn quá cay không ngon.

“Ngay việc chọn men dùng để ủ cơm rượu nếp cẩm, tôi cũng phải chọn men được làm thủ công từ bột gạo cùng các vị thuốc thảo dược khác có tính cay, nóng để cơm rượu vừa ngon, vừa thơm và an toàn nhất.

Ngoài ra, dù là người thích chua cũng không nên ủ quá 3 ngày. Thường sau 2 ngày ủ với thời tiết nắng nóng như miền Bắc là đã có thể ăn được rồi. Như vậy vị của cơm rượu ngon, không khó ăn”, chị Quyên nói.

Thảo Nguyên

Cơm rượu đuổi sâu bọ, cúng Tết Đoan ngọ sạp chợ bán cả tạ

Cơm rượu đuổi sâu bọ, cúng Tết Đoan ngọ sạp chợ bán cả tạ

Giá một kg cơm rượu nếp cái hoa vàng là 50.000 đồng, cơm rượu nếp cẩm là 60.000 đồng. Dịp Tết Đoan ngọ, có tiểu thương bán được cả tạ cơm rượu nếp cái hoa vàng và ngần ấy cơm rượu nếp cẩm.