Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã bắt đầu với 5 ngày nghỉ liên tiếp. Đây là thời điểm thuận lợi để thực hiện những chuyến du lịch, đặc biệt là đi phượt xe máy cùng người thân, bạn bè. Bạn sẽ cần những hành trang cần thiết để có một chuyến phượt an toàn và vui vẻ. 

Xe máy:

{keywords}
Xe máy, môtô phân khối lớn là phương tiện cho một chuyến phượt bụi. Trước chuyến đi, bạn nên thay nhớt, kiểm tra lốp xe và đảm bảo bình ắc-quy cùng đèn chiếu sáng, còi...còn ở trong tình trạng tốt. Xe có đủ 2 gương chiếu hậu sẽ giúp bạn có tầm quan sát phía sau tốt hơn. Lưu ý: bạn cần mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, giấy phép lái xe, bảo hiểm xe, giấy đăng ký xe để xuất trình cho lực lượng CSGT khi cần. Ảnh: Kong.

Mũ bảo hiểm:

{keywords}
So với du lịch bằng ôtô, xe khách hay máy bay thì đi phượt bằng xe máy là việc tương đối mạo hiểm. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo an toàn cho cơ thể bằng những các trang bị bảo hộ. Trang bị đầu tiên cần phải có là mũ bảo hiểm. Nhiều mũ bảo hiểm trên thị trường chỉ là loại mang tính chất ''đối phó'' và sẽ không đảm bảo an toàn nếu không may xảy ra va chạm. Để có một chuyến phượt an toàn, bạn cần một chiếc mũ bảo hiểm loại tốt, khuyến cáo là các loại mũ có kính và che chắn tốt như mũ 3/4 và mũ nguyên đầu (fullface). Ngoài việc đảm bảo an toàn, các loại mũ này còn giúp giảm tiếng ồn, hạn chế bụi bẩn bám vào mặt. Lưu ý: bạn chỉ nên mua những mũ chính hãng, có tem đảm bảo chất lượng CR. Ảnh: Rider Station.

Găng tay:

{keywords}
Găng tay là trang bị thiết yếu thứ hai sau mũ bảo hiểm. Thậm chí, găng tay còn được sử dụng trong việc đi lại hàng ngày. Bạn cần lựa chọn găng tay loại tốt để tay bạn thoải mái trong suốt chuyến hành trình. Lựa chọn găng tay không đúng kích cỡ hay chất liệu kém chất lượng sẽ gây ra tình trạng khó cử động các ngón tay, ảnh hưởng đến việc sử dụng phanh/côn và có thể làm tay bạn bị đau khi sử dụng trong thời gian dài. Ảnh: BirotarUK.

Quần áo bảo hộ:

{keywords}
Mới chỉ thịnh hành vài năm gần đây nhưng quần áo bảo hộ đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an toàn cho cơ thể bạn. Ngoài việc hạn chế được những xây xát thông thường, quần áo bảo hộ còn giảm được các chấn thương bên trong do các lớp lót giáp được đặt ở những vị trí quan trọng. Ảnh: Kong.

Giày:

{keywords}
Suốt một chuyến hành trình, bạn cần trang bị một đôi giày kín chân để hạn chế tổn thương không đáng có cho bàn chân. Bạn có thể mang một đôi giày thể thao có sẵn hoặc nếu muốn, bạn có thể mua một đôi giày chạy xe chuyên dụng. Loại giày này được cấu thành từ chất liệu hạn chế mài mòn và có thể chống nước. Ảnh: Rider Station.

Đồ đi mưa:

{keywords}
Dù chưa đến mùa mưa nhưng thời điểm này cũng không tránh khỏi những cơn mưa trái mùa khi bạn di chuyển đến vùng đất khác. Bạn cần trang bị bộ đồ đi mưa có cả áo và quần tách rời, hạn chế sử dụng loại áo mưa cánh dơi vì hai cánh sẽ che tầm nhìn của bạn cũng như hiệu quả chống mưa kém hơn hẳn loại áo quần tách rời. Ngoài việc chống mưa, đồ đi mưa còn chống lạnh khá tốt nếu bạn phải di chuyển đến những vùng khí hậu lạnh như Đà Lạt hay Sapa. Ảnh: Rider Station.

Túi dụng cụ sửa xe:

{keywords}
Tuy không phải là thợ chuyên nghiệp nhưng bạn cũng nên mang theo túi dụng cụ để thao tác những việc đơn giản như vặn lại ốc, thay đèn, bu-gi, cầu chì. Khuyến cáo: bạn nên dự phòng đèn chiếu sáng, bu-gi và cầu chì để phòng trường hợp những bộ phận đó bị hỏng ở nơi hoang vắng. Việc thay những bộ phận này cũng khá đơn giản nên bạn có thể tự làm. Ngoài ra, trong đoàn nên có người mang theo bơm hơi để xử lý các vấn đề liên quan tới lốp xe. Ảnh: Mad.

(Theo Zing)