Đây là vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH VN) và công ty Cho thuê tài chính II, trực thuộc Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam – Agribank (viết tắt là ALC II).

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 1 tuần, từ ngày 18 đến ngày 24/9 với HĐXX gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân.

6 bị cáo ra hầu tòa gồm Lê Bạch Hồng (cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cựu Tổng giám đốc BHXH VN), Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng giám đốc BHXH VN), Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư, kiêm Kế toán trưởng BHXH VN), Hoàng Hà và Trần Tiến Vỹ (đều là cựu Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Ban Kế hoạch - Tài chính, BHXH VN). 

{keywords}
Ông Lê Bạch Hồng

Các bị cáo cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Riêng bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (cựu chuyên viên, sau là Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. 

"Bốc hơi" ngàn tỷ

Theo cáo trạng, BHXH VN được sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ BHXH để thực hiện các biện pháp đầu tư, tăng trưởng.

Việc đầu tư Quỹ BHXH phải được thực hiện theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các quy định khác.

Ngày 25/12/2003, ông Lê Văn Sở (khi đó là Tổng giám đốc Agribank) và ông Nguyễn Huy Ban ký thỏa thuận hợp tác về việc BHXH đồng ý cho Agribank, các chi nhánh cấp 1 và các công ty thuộc Agribank vay vốn.

Agribank chịu trách nhiệm toàn bộ về việc vay, sử dụng và hoàn trả vốn của tất cả các hợp đồng do Agribank trực tiếp đi vay, các cho nhánh cấp 1, các công ty trực thuộc ký kết với BHXH do Tổng giám đốc Agribank ký bảo lãnh.

Ngày 1/1/2007, khi luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, theo quy định tại điều 79 luật này và các quy định khác thì BHXNVN chỉ được cho NH Phát triển Việt Nam, NH Chính sách xã hội và NH thương mại nhà nước vay vốn.

ALCII là công ty cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng (trực thuộc Agribank). Pháp luật không cho phép ALCII vay vốn của BHXHVN và cũng không cho phép BHXHVN cho ALCII vay vốn.

Tuy nhiên, thời điểm đầu năm 2008, do có nhu cầu về vốn kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính, ông Vũ Quốc Hảo (khi đó là Tổng giám đốc ALCII) đã gặp cựu Tổng giám đốc BHXHVN Nguyễn Huy Ban và Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính, BHXHVN) để đặt vấn đề vay vốn.

Hai bên đi đến thống nhất, để được BHXNVN cho vay vốn, ALCII phải có bảo lãnh của Agribank.

Tháng 3 và 4/2008, ông Hảo ký hàng loạt công văn gửi Tổng giám đốc Agribank đề nghị về việc nhận tiền vay của BHXHVN. Ông Nguyễn Thế Bình (khi đó là Tổng giám đốc Agribank) đã ký phát hành nhiều thư bảo lãnh thanh toán để ALCII được nhận vốn của BHXHVN.

Các cán bộ BHXHVN sau đó đã lập 14 tờ trình đề nghị ông Ban và Lê Bạch Hồng cho ALCII vay vốn từ Quỹ BHXH.

Sau bút phê "đồng ý" của hai ông này, 14 hợp đồng BHXHVN cho ALCII vay hơn 1.000 tỷ đồng đã được thực hiện.

Tháng 7/2018, ALCII bị phá sản. Tính đến thời điểm ALCII bị phá sản, công ty này mới thanh toán cho BHXHVN một phần tiền gốc và lãi, còn nợ hơn 1.697 tỷ đồng.

Bản cáo trạng cho rằng, các thư bảo lãnh của Agribank vô hiệu, không có giá trị pháp lý đối với 13 hợp đồng vay vốn giữa BHXHVN và ALCII.

Còn bản thỏa thuận hợp tác giữa Agribank và BHXHVN chỉ có tính định hướng cho quan hệ hợp tác giữa hai bên, không có giá trị pháp lý ràng buộc giữa Agribank và BHXHVN. Sau khi luật Bảo hiểm xã hội 2006 có hiệu lực thì thỏa thuận hợp tác này vô hiệu.

Trong vụ án này, ông Lê Bạch Hồng bị xác định đã ký và chỉ đạo thực hiện 3 hợp đồng, đến nay không thu hồi được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 434 tỷ đồng.

Bắt tạm giam ông Tề Trí Dũng về hành vi tham ô, gây thất thoát

Bắt tạm giam ông Tề Trí Dũng về hành vi tham ô, gây thất thoát

Ông Tề Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận, đơn vị thuộc Thành uỷ TP.HCM, vừa bị cơ quan Công an khởi tố, bắt giam vì những sai phạm kinh tế tại đơn này.

T.Nhung