Chiều 14/9, TAND Hà Nội đã tuyên mức án với 29 bị cáo liên quan vụ chống đối lực lượng chức năng hồi vào tháng 1 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Theo đó, HĐXX xác định Lê Đình Công (SN 1964) và Lê Đình Chức (1980) là đối tượng chủ mưu, cầm đầu vụ giết người nên tuyên mức án tử hình.

Cùng tội danh trên, các bị cáo Lê Đình Doanh (SN 1988) bị tuyên mức án chung thân; Bùi Viết Hiểu (SN 1943): 16 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển (SN 1974): 12 năm tù và Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980): 13 năm tù.

{keywords}
Phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm

Nhóm bị cáo được chuyển tội danh từ tội Giết người sang tội Chống người thi hành công vụ gồm bị cáo Bùi Thị Nối (SN 1958): 6 năm tù. Các bị cáo Nguyễn Văn Quân (SN 1980), Lê Đình Uy (SN 1993), Lê Đình Quang (SN 1984), Lê Đình Quân (SN 1976), Bùi Văn Tiến (SN 1979): 5 năm tù.

Các bị cáo: Bùi Thị Đục (SN 1957), Nguyễn Thị Bét (SN 1961), Trần Thị La (SN 1978), Nguyễn Văn Duệ (SN 1962), Nguyễn Xuân Điều (SN 1952), Bùi Văn Niên (SN 1980), Bùi Văn Tuấn (SN 1991), Trịnh Văn Hải (SN 1988), Nguyễn Thị Lụa (SN 1956): 3 năm tù treo.

Bị cáo Mai Thị Phần (SN 1963) và Lê Thị Loan: 30 tháng tù treo; Đào Thị Kim (SN 1983): 24 tháng tù treo; Nguyễn Văn Trung (SN 1988): 18 tháng tù treo.

{keywords}
Phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm

Nhóm bị cáo bị truy tố tội Chống người thi hành công vụ gồm: Lê Đình Hiển (SN 1989), Bùi Viết Tiến (SN 2000), Nguyễn Thị Dung (SN 1963) và Trần Thị Phượng (SN 1984): 15 tháng tù treo.

Các bị cáo Niên, Đục, Bét, La, Điều, Phần, Loan, Kim, Trung, Hiển, Bùi Viết Tiến, Dung, Phượng được trả tự do ngay tại tòa. Giao cáo bị cáo này cho UBND xã Đồng Tâm giám sát, giáo dục.

Theo HĐXX, phần lớn các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội. Lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng khác có trong hồ sơ, từ đó có thể khẳng định: Ông Lê Đình Kình cùng bị cáo Công, Hiểu và một số đối tượng khác đã thành lập “Tổ đồng thuận”, kích động người khác, vu khống chính quyền cướp đất của dân, tổ chức nhiều vụ gây rối.

Khi biết thông tin về việc Công an Hà Nội phối hợp triển khai bảo vệ việc thi công tường rào sân bay Miếu Môn, bảo vệ trụ sở chính quyền, an toàn tính mạng của nhân dân, các bị cáo đã phát nhiều video clip tuyên bố: Nếu lực lượng công an về Đồng Tâm sẽ tiêu diệt từ 300- 500 người...

Các bị cáo đã bàn bạc mua 10 quả lựu đạn, chỉ đạo mua khối lượng xăng lớn để làm 85 chai “bom” xăng; chỉ đạo mua pháo sáng, làm bùi nhùi, chuẩn bị tuýp sắt gắn dao bầu để tấn công lực lượng chức năng.

Rạng sáng 9/1, khi lực lượng Công an đến các chốt bảo vệ để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch, các bị cáo đánh kẻng bảo động, đốt pháo sáng, đứng trên mái nhà, dùng gạch đá, “bom” xăng, tuýp sắt gắn dao bầu tấn công lực lượng Công an.

Lực lượng Công an dùng loa kêu gọi, nhưng các đối tượng vẫn chống đối quyết liệt. Lúc này 3 chiến sỹ Công an và nhiều người phải phải đột nhập vào bắt giữ các đối tượng phạm tội quả tang.

Khi các chiến sỹ Nguyễn Huy Thịnh (SN 1972, Phó Trung đoàn trưởng E22- Bộ Tư lệnh CSCĐ), Phạm Công Huy (SN 1992, cán bộ Đội chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Phòng CS PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an HN) và Dương Đức Hoàng Quân (SN 1993, cán bộ của Bộ Tư lệnh CSCĐ) di chuyển trên mái nhà đã bị Chức dùng tuýp sắt chọc làm cả 3 người rơi xuống hố ngăn cách giữa hai nhà.

Bị cáo châm lửa đốt, gạt chậu xăng xuống hố. Chức còn đổ xăng xuống hố nhiều lần, khiến 3 chiến sỹ tử vong do ngạt khí và than hóa.

Lời sau cùng trong nước mắt, đầy ân hận ở phiên xử vụ Đồng Tâm

Lời sau cùng trong nước mắt, đầy ân hận ở phiên xử vụ Đồng Tâm

Chiều nay (10/9), tại phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm, HĐXX cho phép các bị cáo được nói lời sau cùng. Nhiều bị cáo đã không cầm được nước mắt khi nói những lời ân hận.

T.Nhung