Bên trong một máy bay tại Sân bay quốc tế Miami (MIA), một số nhân viên phụ trách hành lý đang bận rộn "chôm" túi và vali của khách hàng.

TIN BÀI KHÁC:

Nhưng họ không hay biết mình bị một máy quay bí mật "bắt sống". Sở Cảnh sát Miami-Dade đã lắp thiết bị này để phục vụ điều tra nạn trộm cắp hành lý mà thủ phạm chính là các nhân viên sân bay, những người làm nhiệm vụ đưa hành lý của khách lên máy bay an toàn.

"Đây là một vấn đề mà tất cả chúng ta phải đối mặt", hãng tin CNN dẫn lời sĩ quan cảnh sát Pete Estis. "Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra cho đến khi các than phiền về nạn chôm chỉa hành lý thực sự giảm bớt".

Giám đốc Hàng không Miami Emilio T. González khẳng định, những tên trộm tay trong này "chỉ là ngoại lệ trong số hàng nghìn nhân viên mẫn cán và tử tế tại MIA, và họ sẽ bị khởi tố ở mức độ cao nhất của luật pháp cho tội lỗi của mình".

{keywords}
Các tài sản của hành khách bị ăn trộm tại sân bay Mỹ. (Ảnh: CNN)

Và những vụ "đạo chích" này không chỉ xảy ra ở Miami. CNN đã tiến hành phân tích các thông báo mất trộm tài sản mà hành khách gửi tới Cơ quan An ninh Vận tải Mỹ (TSA) từ năm 2010 cho tới năm 2014. Kết quả cho thấy, có tổng cộng 30.621 thông báo mất các món đồ giá trị, hầu hết được cất trong hành lý đã qua kiểm tra. Phần còn lại xảy ra tại chốt kiểm tra an ninh. Tổng giá trị các tài sản bị mất là 2,5 triệu USD.

{keywords}
Tài sản của hành khách bị mất cắp tại sân bay Mỹ. (Ảnh: CNN)

Sân bay quốc tế John F. Kennedy (JFK) đứng đầu danh sách các sân bay có nhiều than phiền nhất về nạn trộm hành lý, tiếp đến là Sân bay quốc tế Los Angeles, sân bay quốc tế Orlando và Miami.

Vấn đề tại JFK nghiêm trọng đến mức năm 2013, hãng El Al Airlines lắp một máy quay bí mật ở một điểm tập kết hành lý và phát hiện nhân viên tại đó ăn cắp nhiều vật dụng trên các chuyến bay có đích đến là Israel, bao gồm một đồng hồ Seiko 5.000 USD, nhiều iPhone, iPad, máy quay, nhẫn vàng và tiền mặt. Sáu trong số những người bị bắt thú nhận sở hữu tài sản chôm được.

{keywords}
Túi ví của hành khách bị mất cắp tại sân bay Mỹ. (Ảnh: CNN)

Năm 2014, hai nhân viên bộ phận hành lý tại JFK bị bắt sau khi các nhà chức trách khẳng định họ ăn cắp hai túi xách hàng hiệu trong một vali, rồi sau đó rao bán chúng trên eBay.

Tháng 12 năm ngoái, thêm 7 nhân viên của JFK bị buộc tội ăn cắp các vật dụng có giá trị từ hành lý đã qua kiểm tra. Đồ ăn cắp chủ yếu là từ các vali của hành khách đi đến hoặc xuất phát từ Hawaii, Nhật Bản, Johannesburg, London, Bangkok, Dubai, Milan và nhiều thành phố Mỹ khác.

Ở Mimani, cảnh sát đã bắt giữ 31 nhân viên bộ phận hành lý và bộ phận thang lên máy bay kể từ 2012, trong đó có 6 trường hợp trong năm nay.

Thanh Hảo