Trò chơi uống rượu trong các bữa tiệc ở trường đại học không phải là hiếm, nhưng đối với Humberto Moura Fonseca, 23 tuổi, sinh viên Đại học tại Bauru, Brazil, trò chơi này đã khiến anh phải trả giá đắt.

Vào một buổi tối như thường lệ, các sinh viên tụ tập uống rượu, cả nhóm quyết định thi xem ai có thể uống 25 ly vodka trong 1 phút. Và Fonseca là người hoàn thành thử thách, uống cạn 25 ly vodka trong chưa đầy 60 giây.

Sau khi uống xong, Fonseca bắt đầu cảm thấy không khỏe trong người sau đó lên cơn đột quỵ. Dù được bạn bè đưa đi cấp cứu gấp nhưng chàng sinh viên trẻ đã tử vong trong xe cứu thương trước khi được đưa đến bệnh viện. Nguyên nhân tử vong được xác nhận là ngộ độc rượu.

Sáu sinh viên khác cũng rơi vào tình trạng tương tự nhưng kém nghiêm trọng hơn, ba người trong số đó phải điều trị tại phòng cấp cứu.

{keywords}

Chân dung cậu sinh viên trẻ xấu số.

Một người bạn chia sẻ rằng, vụ việc đau buồn này dường như ứng nghiệm với lời mà chính Fonseca đã từng nói. Nhiều tháng trước, Fonseca post lên trang Facebook một dòng trạng thái dường như vô hại: “Thà chết vì rượu còn hơn là vì nỗi chán chường”.

Tất cả chúng tôi đều có khoảng thời gian tuyệt vời, bỗng nhiên ai đó đã nảy ra ý tưởng về cuộc thi uống rượu. Tôi biết rằng tôi đã uống quá nhiều và không thể uống quá 5 ly. Nhưng Fonseca và vài người khác đã thách đố nhau uống đến 25 ly”, Rodrigo Pancetti, người bạn cũng có mặt trong buổi tiệc rượu cho biết, “Khi Fonseca uống xong, cậu ấy đột nhiên ngã quỵ."

Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết họ đang tìm cách buộc tội hai sinh viên năm 4 tại trường đại học đã bị bắt vì tổ chức sự kiện mà không có giấy phép và vì có khả năng gây ra cái chết cho sinh viên.

Ngộ độc rượu nguy hiểm như thế nào?

Rượu là chất độc và có thể gây hậu quả chết người. Cơ thể bạn chỉ có thể xử lý một đơn vị rượu mỗi giờ. Uống nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn sẽ cản trở cơ thể hoạt động bình thường.

{keywords}

Khi ai đó dùng đồ uống có cồn, gan của họ phải lọc chất cồn, chất độc ra khỏi máu. Tuy nhiên, cơ thể hấp thụ rượu nhanh hơn nhiều so với thực phẩm nên rượu ngấm vào máu rất nhanh. Tuy nhiên, gan chỉ có thể xử lý một lượng rượu hạn chế, khoảng một ly rượu tiêu chuẩn mỗi giờ.

Người nào uống càng nhanh, nồng độ cồn trong máu càng cao. Khi đó, chức năng tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng tiêu cực. Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá mức chịu đựng, các chức năng vật lý như thở và phản xạ ngăn ngừa nghẹn cũng bị cản trở.

Sơ cứu người bị ngộ độc rượu

Khi phát hiện người bị ngộ độc rượu hoặc nghi ngờ do có bất kỳ triệu chứng nào kể trên cần gọi cấp cứu ngay. Không chủ quan cho rằng người bệnh đang say rượu và chỉ ngủ. Nếu biểu hiện ngộ độc dạng nhẹ, cho người bệnh uống nhiều nước liên tục để cơ thể không bị mất nước khi nôn. Nên uống thêm các loại nước chanh, nước cam vắt, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ (đặc biệt là đậu xanh). Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.

Nếu người uống rượu say ngủ, hãy để yên cho họ ngủ. Tuy nhiên, cứ vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn cháo loãng, tránh trường hợp đói sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.

An An (Dịch theo Scoop Whoop)

Cơ thể sẽ ra sao nếu bạn ngừng uống rượu bia trong 28 ngày?

Cơ thể sẽ ra sao nếu bạn ngừng uống rượu bia trong 28 ngày?

Một người bình thường có thu nhập trung bình uống khoảng 9,5 lít rượu mỗi năm. Vậy có gì khác biệt khi bạn ngừng rượu bia trong 1 tháng?