Hiểu đúng về tầm quan trọng của sức khỏe tim mạch

Hệ thống tim mạch gồm tim và mạch máu. Trong đó, trái tim hoạt động, đập liên tục khoảng 100,000 lần/ngày để bơm oxi vào máu. Chu trình bơm máu của tim được ví như “một nhà máy điện” cung cấp 5 - 6 lít máu mỗi phút để duy trì sự sống. Là bộ phận “bận rộn” hàng đầu, làm việc nhiều nhất từ nhịp đập đầu tiên ngay khi còn là bào thai, bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà trái tim được ví von như “chìa khóa” vận hành toàn bộ cơ thể con người.

Hẳn không ít người bất ngờ khi biết một trái tim khỏe mạnh bơm trung bình 2.000 lít máu đi qua 96.500 km của toàn bộ chiều dài hệ thống mạch máu, quãng đường này tương đương hơn hai lần chu vi vòng Trái Đất.

{keywords}
Sở hữu một trái tim không khỏe mạnh sẽ mang lại tác hại lớn cho sức khỏe

Một khi tim bị tổn thương gây sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác và mang lại tác hại lớn hơn cho sức khỏe. Đặc biệt, thống kê của WHO cho thấy bệnh tim mạch là một trong những loại bệnh nền được xếp vào nhóm có nguy cơ gia tăng mức độ nặng, dễ dẫn đến tử vong hàng đầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam - tỉ lệ này ở bệnh nhân mắc Covid-19 cao hơn 10 lần người bình thường.

Virus SARS-CoV-2 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà tấn công nhiều cơ quan trong đó có trái tim theo cơ chế làm cơ tim suy chức năng co bóp, tụt huyết áp. Một số liệu đáng báo động, đến nay có khoảng 70% người bệnh tim mạch bị tổn thương cơ tim do Covid-19 đã tử vong.

Đi tìm nguyên nhân dẫn đến gánh nặng cho trái tim

Đáng lo ngại hơn, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch có độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Theo khảo sát từ năm 2012, 30% trong 2,130 người Việt Nam 25 tuổi trở lên có triệu chứng tăng huyết áp, 60% rối loạn mỡ máu. Trao đổi về vấn đề trên, ThS.BS Trần Thị Mỹ Liên - Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM cho biết, có 3 nguyên nhân chính hình thành nên xu hướng này: lối sống căng thẳng, ít vận động; chế độ ăn uống chưa đủ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường hoặc di truyền.

{keywords}
 Thói quen tập luyện giúp trái tim luôn khỏe mạnh

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trái tim và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều mật thiết. Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến tim mạch, nguy cơ đột quỵ mà trước đây thường được cho là do ngoại lực.

Trong bối cảnh sống chung với Covid-19, những mối lo thường trực về bệnh tật, áp lực việc làm, giảm thu nhập càng có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần với các biểu hiện hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi và gây áp lực lên trái tim. Khi đó, chúng ta dễ tìm đến các thực phẩm thiếu lành mạnh, dư thừa muối, chất béo bão hòa hoặc lạm dụng chất kích thích để giảm căng thẳng. Điều này càng tạo nên một vòng luẩn quẩn không tốt đến tim mạch.

Giải pháp vàng cho tim khỏe - tâm trí khỏe 

Hiểu được nguyên nhân gây ra nguy cơ bệnh tật cho trái tim như trên là cơ sở để xây dựng thói quen tốt, lành mạnh tương ứng. Theo lời khuyên từ Viện tim mạch Việt Nam, mỗi người cần lắng nghe cơ thể, trái tim của mình để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và kiểm tra sức khỏe định kì hàng tháng, hàng năm tùy mức độ bệnh lí. Bên cạnh việc tập luyện thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp thể trạng, giữ tâm lý thoải mái, sinh hoạt và làm việc điều độ, nên thay thế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa bằng thực phẩm ít năng lượng nhưng giàu dưỡng chất có nguồn gốc thực vật. Trong đó nguồn dinh dưỡng từ đậu nành đã được chỉ ra mang đến hiệu quả hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch.

Đậu nành cũng là một trong những giải pháp bổ sung dinh dưỡng chăm sóc trái tim khỏe mạnh. Đậu nành cung cấp lượng lớn đạm (protein) thực vật chất lượng cao và giàu chất béo chưa bão hòa, giúp giảm cholesterol xấu, điều hòa cholesterol tốt, giảm các nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, đột quỵ, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó đậu nành có chứa một số thành phần khác có lợi cho sức khỏe như các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là Isoflavones giúp cải thiện độ nhạy cảm với insulin, ổn định bệnh lý tiểu đường đồng thời chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, bảo vệ thành động mạch.

{keywords}
 

Đậu nành tuy là nguyên liệu quen thuộc nhưng không dễ chế biến trong cuộc sống bận rộn hiện đại, vì vậy những sản phẩm tiện lợi như sữa đậu nành đóng hộp Fami đã trở thành một trong thực đơn hàng ngày để góp phần đảm bảo dinh dưỡng.

Là thương hiệu hàng đầu trong ngành hàng sữa đậu nành uống liền 10 năm liên tiếp, sữa đậu nành Fami từ Vinasoy được làm toàn bộ từ đậu nành hạt chọn lọc đáp ứng tiêu chí 3 không: không biến đổi gen, không cholesterol và không chất bảo quản. Cùng với đó là quy trình tiệt trùng UHT và công nghệ bao bì đóng gói 6 lớp hiện đại được cung cấp bởi tập đoàn Tetra Pak Thụy Điển giúp giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên thơm ngon của sản phẩm.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được sử dụng thường xuyên khi còn trẻ, đậu nành còn góp phần hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện 5 căn bệnh “họ hàng” với bệnh tim mạch như thừa cân, béo phì; rối loạn mỡ máu; tiểu đường; xơ vữa động mạch; tăng huyết áp, từ đó duy trì sức khỏe tim mạch. Các quốc gia tiêu thụ nhiều thực phẩm từ đậu nành như Trung Quốc và Nhật Bản số người có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với các nước ăn thịt nhiều và ít rau xanh.

Theo đó, Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì Hãy - FDA khuyến nghị bổ sung 25g đạm đậu nành mỗi ngày để cùng giữ gìn cho “chìa khóa” của cơ thể luôn trong trạng thái vận hành tốt nhất.

{keywords}
 FDA khuyến nghị bổ sung 25g đạm đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bảo vệ trái tim không khó, nhưng sẽ vô phương khi quá muộn. Vì vậy, việc duy trì những “thói quen vàng”, trong đó có bổ sung đậu nành là người bạn đồng hành thân thiết cho sức khỏe tim mạch, thể chất và tinh thần.

Thu Hằng