Nghệ sĩ Chánh Tín và PGS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên trường ĐH Y dược TP.HCM

Bị đái tháo đường từ hơn 20 năm trước, ban đầu NSƯT Chánh Tín chia sẻ ông cũng rất sợ nhưng sau đó bác sĩ tư vấn bệnh không thể tử vong nhanh được nhưng nếu được điều trị kịp thời thì sẽ sống khỏe.

“Bệnh cách đây hơn 20 năm trong một lần đi du lịch, sau 1 đêm đi tolet thấy kiến bu ở bệ xí. Lúc đó, tưởng vợ đổ đường vào nhưng không phải và thời điểm đó tôi thích nước ngọt, có thể uống 4,5 chai nước ngọt và nghiện lắm, nửa đêm cũng thèm nước ngọt và đi tiểu nhiều.

Lúc đó, tôi gọi điện cho mấy anh em bác sĩ quen và anh em bác sĩ bảo tôi về thử đái tháo đường ngay đi và về đi khám đúng đái tháo đường tuyp 2 và lúc đó tôi mới điều trị.

Lúc đầu phải chích insuline nhưng lúc đầu chích insulin vẫn không xuống chích nhiều thậm chí lên tới 30 ml nhưng đường vẫn tăng. Mỗi lần ăn cơm xong lại chích insuline. Một thời gian đường huyết không ổn định và trước đó bị tăng huyết áp thì đột nhiên lại rối loạn thành hạ huyết áp”, nghệ sĩ Chánh Tín từng chia sẻ.

Theo Liên minh đái tháo đường quốc tế, hiện nay trên toàn thế giới có 450 triệu người bị đái tháo đường tuyp 2 và đây là căn bệnh phổ biến ở các thành phố phát triển. Tại Việt Nam, đái tháo đường gia tăng với cấp số nhân. Hiện nay có khoảng gần 4 triệu người bị đái tháo đường. Trong khi đó có tới 60% người bệnh đái tháo đường không biết mình có bệnh để điều trị.

PGS Tạ Văn Bình – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương chia sẻ đái tháo đường tuyp 2 ngày càng gia tăng và trở thành “đại dịch”. Bệnh có thể tàn phá các cơ quan nội tạng bên trong có thể phá hủy cơ thể. Nếu đường huyết không kiểm soát tốt thì đái tháo đường nhanh chóng gây ra các biến chứng. 

Đái tháo đường có các biến chứng như biến chứng thần kinh (gây tàn tật cho bệnh nhân), biến chứng tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim), biến chứng suy thận, mù lòa.

Đái tháo đường có dấu hiệu mờ nhạt, đa số người bệnh không có dấu hiệu gì. Những bệnh nhân đi tiểu có kiến bu, khát nước nhiều, mệt mỏi thì đường huyết đã cao và có thể gây biến chứng.

Bác sĩ Bình cho biết cách tốt nhất phát hiện đái tháo đường là xét nghiệm máu qua khám sức khỏe định kỳ. Những người có nguy cơ đái tháo đường cao đó là gia đình có bố mẹ, anh em bị đái tháo đường, phụ nữ sinh con to trên 4 kg, béo phì, thường xuyên nhậu nhẹt…

Khi bị đái tháo đường, người bệnh phải thay đổi chế độ ăn uống. Trường hợp đường huyết không giảm phải tiêm insulin hàng ngày.

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa mắc tiểu đường:

- Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.

- Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày.

- Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.

- Chọn một miếng trái cây tươi hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.

- Hạn chế đồ uống có cồn.

- Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.

- Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.

- Chọn bánh mì, gạo hoặc mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.

- Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa (bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ).

K. Chi

Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn cần đi khám tăng huyết áp ngay lập tức

Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn cần đi khám tăng huyết áp ngay lập tức

 - Choáng váng, đau đầu, mất ngủ, khó thở, đỏ mặt… có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp. Song nhiều trường hợp bệnh không hề có triệu chứng gì nên nó còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.