Phía sau hành trình tác chiến đó, có sự hỗ trợ đắc lực của tình báo sư đoàn, một lực lượng rất ít người biết đến.

Cơ cấu hệ thống

Cơ quan tình báo sư đoàn do Trưởng ban Tình báo Bộ Tham mưu Sư đoàn đứng đầu. Cơ quan cấp trên trực tiếp là Trung tâm Tình báo tác chiến Lực lượng viễn chinh 1 HQĐB, đồng thời là nguồn cung cấp tình báo chiến dịch và chiến lược cho sư đoàn.

{keywords}
Lính thủy đánh bộ Mỹ. Ảnh: Marines.com

Trực thuộc cơ quan tình báo sư đoàn có tiểu đoàn thiết giáp trinh sát hạng nhẹ, làm nhiệm vụ trinh sát cự ly gần, thu thập tin tức trong khu vực phụ trách, trực tiếp cung cấp tin cho cơ quan tác chiến sư đoàn. Ngoài ra, tại mỗi trung đoàn bộ binh đánh bộ đều biên chế 1 đại đội thiết giáp trinh sát hạng nhẹ, căn cứ nhu cầu cũng trực tiếp cung cấp tin cho cơ quan tình báo sư đoàn.

Đồng thời, cơ quan tình báo của sư đoàn 1 có thể căn cứ vào nhu cầu mà đề nghị chi viện từ các đơn vị khác như Liên đội không quân 3 của HQĐB hay Hạm đội hỗn hợp đặc biệt 57 của hải quân. Việc chi viện tình báo của sư đoàn với các đơn vị liên quan được thực hiện thông qua một sĩ quan liên lạc được cấp trên phái đến.

Viên sĩ quan liên lạc này có thể tiếp xúc trực tiếp sư đoàn trưởng để nắm kế hoạch tác chiến, được trang bị xe đặc chủng, máy tính... để có thể liên lạc độc lập và kết nối trực tiếp với các cơ quan tình báo thuộc quyền.

Lực lượng thu thập tình báo trong biên chế

Lực lượng chủ công làm nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo của sư đoàn là tiểu đoàn thiết giáp trinh sát hạng nhẹ gồm 6 đại đội với khoảng 900 người. Tiểu đoàn trưởng nhận nhiệm vụ từ trưởng ban tình báo hoặc sư đoàn trưởng, và trực tiếp báo cáo với hai vị này. Các đại đội có thể tổ chức các phân đội đặc biệt và thu thập tin tức theo nhu cầu.

Tiểu đoàn trinh sát được ưu tiên đầu tư, trang bị, có khả năng cơ động mạnh, tác chiến độc lập. Tiểu đoàn được quyền sử dụng máy bay trực thăng vận tải CH-53E hoặc xe trinh sát Humvee và một số phương tiện vận tải-công kích nhanh để tiến sâu vào khu vực đảm nhiệm. Tiểu đoàn còn tham gia tác chiến yểm hộ bên sườn, đánh chặn... hỗ trợ lực lượng lục quân viễn chinh.

Lực lượng thu thập tình báo chi viện trực tiếp

Trong quá trình tác chiến, sư đoàn được sự chi viện trinh sát đường không của 2 phi đội máy bay trinh sát không người lái Pioneer của Lực lượng viễn chinh 1 HQĐB, máy bay tuần tiễu P-3AIP của Hạm đội hỗn hợp đặc biệt 57 Hải quân và Liên đội không quân 3 HQĐB.

Thông thường, các phi đội Pioneer phục vụ tình báo cho tác chiến gần và tác chiến tung thâm. Thông qua kênh thông tin liên lạc trực tiếp, chúng cung cấp dữ liệu tình báo hình ảnh thời gian thực cho các đơn vị dưới cấp trung đoàn, định vị mục tiêu, đánh giá kết quả công kích...

Máy bay tuần tiễu P-3AIP có khả năng thu thập tình báo, trinh sát và cảnh báo sớm. Khi tác chiến cơ động, đây là phương tiện được lựa chọn đầu tiên để giám sát lực lượng tác chiến, trinh sát theo tuyến đường, nắm bắt tình hình bố trí lực lượng đối phương, có thể không cần thông qua trình tự phức tạp mà trực tiếp báo cáo cơ quan tình báo sư đoàn.

Liên đội không quân 3 sử dụng những thiết bị trinh sát và thiết bị cảm ứng đặt trên máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng để thu thập và cung cấp tin tình báo. Những máy bay này phối hợp hành động với sư đoàn thông qua Trung tâm chi viện trực tiếp đường không thuộc không quân HQĐB. Cơ quan tình báo sư đoàn cùng với trung tâm đặt ra kế hoạch trinh sát đường không và luôn trao đổi với nhau để hiệp đồng trinh sát, tác chiến...

Những vấn đề tồn tại

Trong giai đoạn chuẩn bị tác chiến, cơ quan tình báo sư đoàn giữ liên lạc chặt chẽ với cấp trên và các đối tác để thu thập tình báo. Nhưng sau khi vượt qua tuyến xuất phát tiến công, sư đoàn hầu như không còn nhận được sự chỉ đạo phải hành động như thế nào từ các cơ quan tình báo bên ngoài, chỉ có thể dựa vào lực lượng trinh sát trong biên chế hoặc chi viện trực tiếp để có những tin tức liên quan. Khi đó, thường bộc lộ vấn đề thiếu các thủ đoạn thu thập tình báo.

Quá trình sử dụng lực lượng trinh sát đường không phải qua nhiều khâu trung gian, ảnh hưởng đến hiệu suất thu thập tình báo. Giữa các bên liên quan lại thiếu năng lực trao đổi thông tin cần thiết và phản hồi ý kiến về hiệu quả sử dụng, nên không thể thực hiện kiểm soát thực thời đối với lực lượng trinh sát đường không, do vậy không đáp ứng đủ các nhu cầu tình báo.

Các đối tác nhiều khi không nắm bắt kịp thời và dự đoán được nhu cầu tình báo của đơn vị cần chi viện, những thông tin tình báo thu thập được không qua nghiên cứu, xử lý cứ thế phát xuống đơn vị. Từ đó, xuất hiện tình trạng do chạy theo việc truyền tình báo thực thời nên xem nhẹ chất lượng sản phẩm, gây lãng phí tài nguyên.

Đa số tư liệu tình báo là tình báo hình ảnh tổng hợp, tình báo điện tử, được thu thập bằng phương tiện kỹ thuật, còn tình báo thu thập bằng điệp báo lại quá ít. Tuy lực lượng trinh sát kỹ thuật có thể nắm được cách bố trí binh lực, hỏa lực nhưng không thể nắm được ý đồ, kế hoạch tác chiến... của đối phương.

Nguyên Phong

Đưa AI vào vũ khí, không còn là chuyện viễn tưởng

Đưa AI vào vũ khí, không còn là chuyện viễn tưởng

Các vũ khí do AI điều khiển sẽ xuất hiện trên các chiến trường tương lai, Giáo sư Gordon Cooke tại Khoa Chỉ dẫn quân sự thuộc Học viện Quân sự Mỹ nhận định

Đọ sức mạnh công nghệ tàu ngầm mới nhất của Mỹ, Anh, Pháp

Đọ sức mạnh công nghệ tàu ngầm mới nhất của Mỹ, Anh, Pháp

Dựa trên việc so sánh công nghệ từ các tàu ngầm đời mới nhất của Mỹ, Anh và Pháp, có thể hiểu một phần lý do Australia ngừng thỏa thuận tàu ngầm với Paris.