Bắt đầu từ ngày 20/2 và kết thúc vào ngày 25/5, "Tuần hủy diệt" là một phần trong chiến dịch ném bom chiến lược của Mỹ và Đồng minh xuống lãnh thổ Đức, nhằm "bẻ gãy" các mắt xích quan trọng của Đức Quốc xã thời Thế chiến 2.

{keywords}
"Pháo đài bay" Mỹ B-17 xuất kích bắn phá các căn cứ trọng yếu của Đức.

Chỉ trong 6 ngày, tổng cộng 10.000 tấn bom đã được dùng đến khi hàng trăm chiến cơ của lực lượng không quân số 8 của Mỹ với sự yểm trợ của Không lực Anh đã thực hiện 3.000 chuyến xuất kích, trong khi lực lượng không quân số 15 tổ chức 500 đợt dội bom xuống nhiều vùng trọng yếu của Đức.

{keywords}
 

Mục tiêu bị nhắm đến là các căn cứ chủ chốt và các nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu tại một loạt thành phố lớn như Leipzig, Brunswick, Gotha, Regensburg, Schweinfurt, Augsburg, Stuttgart và Steyr.

{keywords}
Chiến cơ Lockheed P­38 Lightning Mỹ sử dụng trong "Tuần hủy diệt".

Tốc độ thực hiện dồn dập và ác liệt khiến cho quân Đức không kịp trở tay. Trong khi Mỹ dội bom xuống các mục tiêu vào ban ngày, thì máy bay của Anh sử dụng radar để tiếp tục không kích không ngừng nghỉ vào ban đêm.

{keywords}
 

Big Week gây tổn thất khủng khiếp đối với cả hai bên. Phía Mỹ mất 18 phi công cùng 97 máy bay ném bom B-17, hư hại 40 chiếc B-24 và phải tháo dỡ 20 pháo đài bay khác. Tuy nhiên, những con số này chưa là gì so với thiệt hại của Đức.

{keywords}
 

Theo tuyên bố của Mỹ, 100 phi công Đức bị tiêu diệt và khoảng 500 chiến đấu cơ Đức tan xác vì bị trúng bom. Với ước tính khoảng 60% năng lực sản xuất bị phá hủy, các thành phố công nghiệp Đức phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài.

{keywords}
 

"Tuần hủy diệt" đã góp phần tạo nên thắng lợi của quân Đồng Minh trong Thế chiến 2 kết thúc vào tháng 9/1945, được liệt vào danh sách những trận không chiến kinh điển trong lịch sử quân sự thế giới.

Thanh Hảo