“Ngoài nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh, các tàu quân sự đến từ Ấn Độ, Mỹ, Hà Lan cũng tham gia cuộc tập trận lần này. Nhóm tàu sân bay của chúng tôi sẽ tiến hành các bài huấn luyện chung nhằm trau dồi sự tương tác giữa các đối tác quốc tế có chung chí hướng ở khu vực Ấn Độ Dương”, trang USNI dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Anh cho biết.

{keywords}
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tập trận hôm 21/7 tại Vịnh Bengal. Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh

Trong khi đó, thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố nội dung cuộc tập trận trên bao gồm các bài diễn tập chống tàu ngầm, phòng không và cả trên bộ.

Theo trang USNI, cuộc tập trận giữa nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và các tàu quân sự đồng minh diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố hai tàu chiến của nước này “sẽ thường trực ở vùng biển châu Á từ cuối năm nay, cũng như đóng góp một nhóm ứng phó ven biển trong những năm tới”.

{keywords}
Ảnh: Twitter
{keywords}
Ảnh: Twitter

Video: Bộ Quốc phòng Anh

Tuấn Trần

Xem hệ thống tên lửa Mỹ khai hỏa

Xem hệ thống tên lửa Mỹ khai hỏa

Việc hệ thống tên lửa HIMARS góp mặt trong cuộc tập trận ở Nhật Bản mang hàm ý Mỹ sẽ bán vũ khí này cho một số nước ở Đông Bắc Á.

Hình ảnh Mỹ cùng đồng minh tập trận rầm rộ ngoài khơi Australia

Hình ảnh Mỹ cùng đồng minh tập trận rầm rộ ngoài khơi Australia

Thiếu tướng Jake Ellwood thuộc Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) cho biết, cuộc tập trận được tổ chức nhằm tăng sự tương tác giữa ADF và quân đội Mỹ.