{keywords}
Tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth. Ảnh: CNN

Theo hãng tin Reuters và CNN, việc triển khai sẽ diễn ra sau khi tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth và các tàu hộ tống, gồm cả tàu của Mỹ và Hà Lan, tới Nhật vào tháng 9. Các tàu này sẽ đi qua những vùng biển, nơi Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Nhật.

Các kế hoạch cho chuyến thăm cấp cao của nhóm tàu sân bay tấn công được đưa ra khi Anh muốn tăng cường quan hệ an ninh với Tokyo. Trong nhiều tháng gần đây, Nhật đã tỏ ý lo ngại về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc trong vùng.

Trong một thông báo chung đưa ra vào ngày 20/7 tại Tokyo với người đồng nhiệm Nhật Nobuo Kishi, Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói, động thái trên là kỷ nguyên mới cho sự hợp tác về an ninh và quốc phòng của Anh-Nhật.

“Tiếp sau khi triển khai nhóm tàu tấn công, Anh sẽ điều hai tàu chiến có mặt thường trực trong vùng từ cuối năm nay cũng như đóng góp một nhóm ứng phó ven biển trong những năm tới”, quan chức này cho biết thêm.  

Nhóm ứng phó ven biển là một đơn vị lính thuỷ đánh bộ được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ gồm sơ tán, chống khủng bố. Việc triển khai là một dấu hiệu nữa cho thấy Anh đang ngày càng gắn bó với khu vực châu Á.

Sau khi nhóm tàu sân bay tấn công tới Nhật, tàu Nữ hoàng Elizabeth và các tàu hộ tống sẽ tách ra để thực hiện các chuyến ghé cảng riêng biệt, tới các căn cứ hải quân của Mỹ và Nhật.

Hoài Linh

Pháp mở rộng tuần duyên, ngăn chặn tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép

Pháp mở rộng tuần duyên, ngăn chặn tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 19/7 nói, Pháp và các nước Nam Thái Bình Dương sẽ khởi động một mạng lưới tuần duyên để chống lại hành vi đánh bắt cá trái phép trên biển.

Cuộc đua vũ trang tên lửa ở châu Á vì căng thẳng Mỹ - Trung

Cuộc đua vũ trang tên lửa ở châu Á vì căng thẳng Mỹ - Trung

Giới quan sát cảnh báo, châu Á đang lún sâu vào một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm khi các quốc gia nhỏ hơn từng đứng ngoài lề, bắt đầu tích trữ tên lửa tầm xa giữa lúc leo thang căng thẳng Mỹ - Trung.