{keywords}
Công nhân Việt Nam làm việc cho nhà máy Trung Quốc tại Serbia. Ảnh: AP

 

Các công nhân này cho hay, họ bị chủ lao động Trung Quốc giữ hộ chiếu và hiện mắc kẹt ở một vùng nông thôn ở Serbia mà không nhận được sự giúp đỡ nào của chính quyền địa phương.

Phóng viên AP cho biết, có khoảng 500 công nhân đang sống trong điều kiện khắc nghiệt tại một công trường xây dựng, nơi công ty sản xuất lốp ô tô Shandong Linglong của Trung Quốc đặt một nhà máy lớn.

Dự án này được quan chức Serbia và Trung Quốc mô tả là sự thể hiện “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước song nó đã bị các nhà hoạt động môi trường giám sát chặt vì đe dọa ô nhiễm tiềm tàng do sản xuất lốp xe. 

{keywords}
 

Nhà hoạt động người Serbia Miso Zivanov thuộc tổ chức phi chính phủ Zrenjaninska Akcija cho biết, “Chúng tôi đã chứng kiến các lao động Việt Nam phải làm việc trong điều kiện tồi tệ. Họ bị chủ lao động Trung Quốc tịch thu hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Họ ở đây từ tháng 5 và chỉ mới nhận một tháng lương. Họ cố trở về Việt Nam nhưng trước tiên cần lấy lại giấy tờ”.

Các công nhân ngủ trên giường tầng mà không có đệm tại các khu trại không có hệ thống sưởi hay nước ấm. Họ không được chăm sóc y tế ngay cả khi có các triệu chứng như nhiễm Covid-19 và chỉ được người quản lý yêu cầu ở lại trong phòng.

Anh Nguyễn Văn Trí, một trong các công nhân nói: “Kể từ khi chúng tôi tới đây, không có gì tốt đẹp cả. Mọi thứ khác xa với hợp đồng chúng tôi đã ký tại Việt Nam trước khi lên đường tới Serbia. Cuộc sống thật tồi tệ, đồ ăn, thuốc men, nước uống…đều tồi tệ”.

{keywords}
 

Chỉ đi mỗi xăng đan và co ro vì rét, Trí cho biết, khoảng 100 công nhân cùng sống trong trại với anh đã đình công để phản đối hoàn cảnh khó khăn và một số đã bị sa thải vì điều đó.

Nhà máy Linglong hiện không hồi đáp đề nghị bình luận của hãng tin AP song nói với báo giới Serbia rằng công ty không chịu trách nhiệm về các công nhân. Công ty này đổ lỗi cho các nhà thầu phụ. Linglong tuyên bố, ngay từ đầu họ không thuê lao động Việt Nam và hứa sẽ trả lại giấy tờ, vốn bị giữ để đóng dấu cư trú và làm việc.

Công ty cũng phủ nhận các công nhân Việt Nam phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn đồng thời cho hay, lương tháng của họ được trả tương xứng với số giờ làm việc.

Sau nhiều ngày im lặng, các quan chức Serbia cũng lên tiếng phản đối về các điều kiện “vô nhân đạo” tại công trường xây dựng nhưng mau chóng hạ thấp trách nhiệm của công ty Trung Quốc đối với hoàn cảnh của các công nhân. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 19/11 cho biết, một thanh tra lao động đã được cử tới công trường xây dựng Linglong.

Trước đó, về thông tin công nhân Việt Nam bị giam giữ trái ý muốn tại một nhà máy do Trung Quốc điều hành ở Serbia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Chúng tôi cũng vừa liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani kiêm nhiệm Serbia. Đại sứ quán cho biết đã có được thông tin từ một số báo chí của Serbia và hiện nay đang nỗ lực để xác minh thông tin".

Người phát ngôn cho hay, Đại sứ quán liên hệ với các công nhân tại Serbia, các công ty phái cử lao động và các cơ quan liên quan sở tại. Thông tin bước đầu của Đại sứ quán cho biết là không có chuyện hành hung hay là đánh đập.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán tiếp tục nắm thông tin, tình hình, liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để có thể xác minh và có các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, lao động Việt Nam, bảo đảm an toàn cho người lao động Việt Nam tại Serbia.

Hoài Linh

'Cú sốc' của chàng kỹ sư người Việt ở tỉnh nghèo Nhật Bản

'Cú sốc' của chàng kỹ sư người Việt ở tỉnh nghèo Nhật Bản

“Ra đường mà nói to, rất có thể bạn sẽ bị cảnh sát tới nhắc nhở vì làm ảnh hưởng tới người khác. Hoặc trẻ con gây ầm ĩ trong nhà hàng cũng có nguy cơ bị mời đi ra ngoài”, Quý nói.