Tổng giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt cho hay, 2 đường cất hạ cánh ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất xuống cấp nghiêm trọng, có thể phải dừng khai thác.

ACV đang phải áp dụng công nghệ, kiểm tra hàng ngày, hàng giờ đối với 2 đường cất hạ cánh này.

Tại sân bay Nội Bài, khi máy bay cất hạ cánh ở đường lăn S3, bùn liên tục phụt lên trên bề mặt.

Đơn vị đã bảo dưỡng, trám vá bằng công nghệ mới nhất nhưng không được bao lâu vì nền móng của đường băng đã hỏng. Khu vực đường lăn có kết cấu bê tông xi măng thường xuyên bị nứt vỡ.

Trước thực trạng này, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vừa đề xuất Cục Hàng không VN chấp thuận phương án đóng cửa đường cất hạ cánh 11L/29R (đường băng 1B) và đường lăn S3 (từ 0h ngày 9/9 đến 7h ngày 10/9) để sửa chữa hư hỏng bê tông nhựa trên đường lăn.

Ở sân bay Tân Sơn Nhất, đường cất/hạ cánh 25R/07L cũng xuống cấp nghiêm trọng do khai thác vượt công suất thiết kế.

{keywords}
Đường băng sân bay Nội Bài xuống cấp nghiêm trọng, cần sửa chữa gấp 

Đường cất hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất được thiết kế đảm bảo khai thác máy bay B777-300ER hoặc tương đương với tần suất cất/hạ cánh 55.100 lần (trong 10 năm).

Tuy nhiên, tính tới tháng 4/2018, tổng số lần cất/hạ cánh quy đổi đã lên tới 126.600 lần (vượt hơn 70.000 lần cất/hạ cánh so với thiết kế).

Sân bay cũng khai thác các loại máy bay có tải trọng và áp suất bánh lớn hơn thiết kế như A350-900, B787-9 dẫn đến xuất hiện hư hỏng, mặt đường băng xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên bị bong bật, nứt vỡ.

Ông Phiệt đánh giá, đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an ninh, an toàn rất cao.

Do vậy, ông đề xuất cơ quan chức năng nhanh chóng có cơ chế để sửa chữa, nâng cấp đường cất hạ cánh 1B ở Nội Bài và 25R/07L ở Tân Sơn Nhất.

“Chúng tôi chỉ có thể cố gắng duy trì hết mùa mưa năm nay. Cần sửa các đường băng này vào năm 2020”, ông Phiệt nói.

Báo cáo chuyên đề với Thủ tướng

Hôm 29/8, tại cuộc họp lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bày tỏ lo lắng nguy cơ mất an toàn do sự xuống cấp nhanh 2 đường băng tại 2 sân bay lớn nhất cả nước. 

“2 đường băng đã quá xuống cấp, nguy cơ mất an toàn là rất lớn. Trong khi đó, ACV có tiền không thể đầu tư, nâng cấp. Cần nhanh chóng báo cáo Thủ tướng và Thường trực Chính phủ để sớm gỡ cơ chế”, Bộ trưởng GTVT yêu cầu.

Tổng giám đốc ACV cho biết, vướng mắc lớn nhất có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tại cảng hàng không nằm ở cơ chế đầu tư, nâng cấp khu bay.

Theo quy định hiện hành, phần hạ tầng là công sản, được đầu tư xây dựng, sửa chữa bằng ngân sách nhà nước, không được tính vào tài sản giao cho ACV. Do vậy, dù ACV có tiền cũng không được sửa. 
 
Theo tính toán của Bộ GTVT, để sửa chữa 2 đường bay này cần khoảng 4.200 tỷ đồng.

Ngân sách nhà nước khó khăn nên Bộ GTVT kiến nghị trước mắt Bộ Tài chính cho phép ACV sử dụng nguồn tài chính của mình để sửa chữa trước, ngân sách nhà nước hoàn trả sau.

Các hãng bay từ chối bán vé cho nữ đại úy công an Lê Thị Hiền

Các hãng bay từ chối bán vé cho nữ đại úy công an Lê Thị Hiền

Các hãng hàng không trong nước đồng loạt triển khai yêu cầu của Cục hàng không VN, từ chối bán vé cho đại uý Công an Lê Thị Hiền.

Vũ Điệp