UBND TP.HCM vừa thống nhất danh mục 46 dự án giao thông trọng điểm của thành phố năm 2021 theo thống kê của Sở GTVT.

Việc UBND TP ban hành danh mục các dự án, công trình trọng điểm giao thông vận hàng năm là vô cùng quan trọng. Đây là cơ sở để Sở GTVT TP.HCM tập trung theo dõi tiến độ, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.

{keywords}
Nút giao thông Cát Lái, TP Thủ Đức

Theo Sở GTVT, Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030 đã nêu rõ: TP sẽ tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm. Phân bổ nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông một cách khoa học, đồng bộ không dàn trải; kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến độ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm về giao thông đô thị gồm đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, monorail…

Ngay khi UBND TP phê duyệt đề án trên thì Sở GTVT đã phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và các đơn vị liên quan đã rà soát, đánh giá đề xuất danh mục các dự án, công trình trọng điểm giao thông vận tải năm 2021.

Cụ thể, có 46 dự án, công trình trọng điểm giao thông năm 2021 chia thành 2 nhóm: Dự án chuẩn bị đầu tư và nhóm công trình đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

Trong 21 dự án chuẩn bị đầu tư có 16 dự án đề xuất chủ trương đầu tư, 1 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư; 1 dự án phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và 3 dự án do Bộ GTVT chủ trì đầu tư, TP phối hợp thực hiện.

Một số dự án có tổng mức đầu tư lớn như: Dự án cao tốc TP.HCM- Mộc Bài với tổng vốn hơn 13.000 tỷ đồng và dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2026. Hiện, dự án đã trình đề xuất chủ trương đầu tư.

Dự án Xây dựng nút giao thông An Phú có tổng mức đầu tư 5.104 tỷ đồng và dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2026.

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư 5.300 tỷ đồng và dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2-2026.

Dự án cầu Cần Giờ với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ, giai đoạn 2021-2026.

{keywords}
Phối cảnh cầu Cần Giờ với thiết kế dây văng hình cây đước

Dự án khép kín đường Vành đai 2 gồm đoạn 1 xây dựng đoạn tuyến kết nối từ cầu Phú Hữu trên đường Vành đai phía Đông đến Xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái) có kinh phí hơn 9.000 tỷ đồng, dự kiến thực hiện giai đoạn 2021-2026.

Đoạn 2 xây dựng đoạn kết nối từ nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng (bao gồm nút giao Phạm Văn Đồng - Vành đai 2) có kinh phí 5.569 tỷ đồng và dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2026.

Đoạn 4 xây dựng đoạn từ Quốc lộ 1 đến Nguyễn Văn Linh có tổng mức đầu tư 9.240 tỷ đồng, dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2026.

Ngoài ra còn có dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa) với kinh phí gần 1.000 tỷ đồng, dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2024.

Dự án Xây dựng, mở rộng quốc lộ 50, huyện Bình Chánh với kinh phí gần 1500 tỷ và dự kiến thực hiện giai đoạn 2021-2024.

TP.HCM cũng chú trọng xây dựng trục giao thông đối ngoại - đối nội như cầu đường Bình Tiên (đoạn từ đường Phạm Văn Văn Chí đến đường Tạ Quang Bửu) với kinh phí 2604 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Đường Bình Tiên đoạn từ Tạ Quang Bửu đến đường Nguyễn Văn Linh với kinh phí hơn 900 tỷ thực hiện trong giai đoạn 2021-2024.

Xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái với mức đầu tư 2.556 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - Đường Cộng Hòa với kinh phí 4849 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2019-2024.

Về vận tải hành khách công cộng, khối lượng lớn, TP sẽ tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Theo kế hoạch sẽ xây dựng các trạm xe buýt kết nối, bãi đậu tại 10 ga metro từ quận 9 đến Bình Thạnh (ga Văn Tháng) với kinh phí 79 tỷ đồng được đầu tư giai đoạn 2021-2022.

Đầu tư xây dựng công trình kết nối đồng bộ tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2 tại khu vực nhà ga Bến Thành. Theo kế hoạch sẽ xây dựng nhà ga ngầm Bến Thành tuyến metro số 2 gồm 4 tầng hầm, chiều dài khoảng 207m, chiều rộng khoảng 27m và một số công trình trên mặt đất. Xây dựng các công trình kết nối với bãi đậu xe ngầm tại khu vực đường Hàm Nghi, trung tâm thương mại ngầm tại khu vực Bến Thành. Tổng kinh phí 2098 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Về đường thủy: TP hướng đến xây dựng Cụm cảng trung chuyển ICD, phường Long Bình, TP Thủ Đức. Theo kế hoạch sẽ xây dựng 12 bến với tổng chiều dài 1,153m, diện tích 54,2ha. Công suất năm 2025 đạt 3,019 triệu Teu. Đến năm 2028 đạt 3,323 triệu Teu và năm 2030 đạt 3,734 triệu Teu. Tổng mức đầu tư 6000 tỷ đồng.

Ngoài ra có 3 dự án do Bộ GTVT chủ trì đầu tư, thành phố phối hợp thực hiện để khép kín đường Vành đai 3.

Bao gồm đoạn đoạn 1 Dự án thành phần 2B (cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây đến ngã ba Tân Vạn quốc lộ 1A) có tổng mức 5471 tỷ đồng và thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Đoạn 3 (Bình Chiểu- Quốc lộ 22) và đoạn 4 (Quốc lộ 22- Bến Lức) có tổng mức đầu tư 11.780 tỷ đồng và thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Đoạn 4 (Quốc lộ 22 đến Bến Lức) với mức đầu tư 12.246 tỷ đồng và thực hiện trong giai đoạn 2021-2026.

Gần 4.000 tỷ làm nút giao thông 3 tầng kết nối cao tốc ở TP Thủ Đức

Gần 4.000 tỷ làm nút giao thông 3 tầng kết nối cao tốc ở TP Thủ Đức

Việc đầu tư nút giao thông An Phú sẽ giải quyết ùn tắc, đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt cho tuyến đường vận tải quan trọng của TP.HCM và khu phía Đông.

Tuấn Kiệt