Sự việc hi hữu xảy ra hôm 10/1 khi chỉ vận hành được nửa ngày, trạm thu phí này đã phải ngừng do đường vào bị phong tỏa.

Tại điểm đầu tuyến đường bộ Thái Bình - Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình xuất hiện biển báo “Công trường đang thi công” và nhiều ống cống, chướng ngại vật đặt trên mặt đường.

2 ngày sau, đoạn đường này chính thức bị phong tỏa khi đất đổ tràn ra toàn bộ mặt đường khiến các phương tiện không thể lưu thông. 

{keywords}
Trạm thu phí cầu Thái Hà

Công ty BOT cầu Thái Hà đã có văn bản kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Bộ GTVT có ý kiến với UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo Sở GTVT và các cơ quan liên quan.

Ngoài ra, nhà đầu tư này cũng có văn bản báo cáo Thủ tướng.

Cầu Thái Hà có tổng vốn đầu tư hơn 1.671 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu: 245,95 tỷ đồng (tương đương 14,71%), còn lại là vốn vay tín dụng (hơn 1.425).

Thời gian thu phí cầu Thái Hà để hoàn vốn dự kiến 16 năm 7 tháng.

Nợ chủ đầu tư làm đường hơn 2.000 tỷ

Tại văn bản báo cáo Thủ tướng ngày 21/2, UBND tỉnh Thái Bình cho biết, kiến nghị của công ty CP BOT cầu Thái Hà về việc vận hành thu phí chưa thể thực hiện được do tuyến đường chưa được nghiệm thu, tỉnh vẫn nợ nhà đầu tư làm đường số tiền hơn 2.000 tỷ đồng.

Dự án được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao); thanh toán cho nhà đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ do liên danh công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh và công ty CP đầu tư và phát triển Nam Bắc thực hiện. Tuyến đường đã hoàn thành, UBND tỉnh Thái Bình đang thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án. 

Tổng giá trị quyết toán tuyến đường là hơn 4.633 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, Chính phủ và UBND tỉnh Thái Bình mới thanh toán cho nhà đầu tư hơn 2.552 tỷ; còn nợ trên 2.081.

Cũng theo UBND tỉnh, báo cáo của công ty CP BOT cầu Thái Hà gửi Thủ tướng có nêu: “Tại công văn số 3954/UBND-CTXDGT ngày 25/10/2018, UBND tỉnh Thái Bình đồng thuận cho việc thu phí cầu Thái Hà” là không đúng.

Vì ngày 11/10/2018, Bộ GTVT có công văn đề nghị UBND tỉnh Thái Bình có văn bản thống nhất việc triển khai thu phí cầu Thái Hà. 2 tuần sau, UBND tỉnh có công văn đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị cung cấp thông tin và thống nhất phương án thu phí với tỉnh trước khi tổ chức thu phí.

Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT chưa có văn bản trả lời, do vậy UBND tỉnh Thái Bình chưa đồng ý với phương án thu phí BOT cầu Thái Hà.

Thái Bình kiến nghị Thủ tướng xem xét đưa vào danh mục và bố trí vốn còn thiếu của dự án BT là 2.081 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu chính phủ thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT để nhà đầu tư chuyển giao công trình tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cho tỉnh Thái Bình.

Như vậy, do chưa hoàn vốn đầu tư cho chủ đầu tư xây đường, tuyến đường Thái Bình - Hà Nam nối cầu Giẽ - Ninh Bình vẫn chưa được nghiệm thu, vẫn thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư xây đường. Việc thu phí của chủ đầu tư BOT cầu Thái Hà chỉ được tiến hành khi tuyến đường trên được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

Dân dựng lều đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc: Bộ GTVT nói gì?

Dân dựng lều đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc: Bộ GTVT nói gì?

Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng - Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (PPP- Bộ GTVT) cho biết, việc người dân đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc (Khánh Hoà) là rất tốt. 

Thái Bình