Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường, chỉ có công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao mới tạo ra năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh.
Bộ trưởng TN&MT: Xây dựng kinh tế biển xanh trên nền tảng tri thức
Trưởng Ban Tổ chức TƯ: Chuẩn bị nhân sự khóa 13 tránh hình thức
Chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng 'hình ảnh' lãnh đạo chủ chốt
Sáng nay, tại hội nghị Trung ương 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên thảo luận tại hội trường về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên họp. Ảnh: TTXVN |
Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, năm 2018, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tình hình biển Đông cũng có những diễn biến mới.
Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, như lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Tuy vậy, 9 tháng đầu năm cũng như dự kiến năm 2018 chúng ta đã có 12 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt, 4 chỉ tiêu đạt. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế, các mục tiêu an sinh xã hội đã được thực hiện tốt, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, củng cố.
Tuy nhiên, theo Thượng tướng, tình hình từ nay đến năm 2020 còn nhiều diễn biến phức tạp, vấn đề quan trọng nhất chính là dự báo được môi trường chiến lược cho sát, đúng, có quyết sách phù hợp, không để bị động, bất lợi thì mới có thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong những tháng còn lại của năm 2018 cũng như năm 2019 và đến năm 2020.
Ông phân tích, chúng ta đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với thực hiện 3 đột phá chiến lược.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường |
Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, cần có sự đột phá. Vấn đề cốt tử là tập trung ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Chỉ có công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao mới tạo ra năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh.
Quan trọng nhất là phải làm sao nghiên cứu, làm chủ được thiết kế, làm chủ được công nghệ lõi, làm chủ được kỹ thuật để bứt phá.
Theo Thượng tướng Bế Xuân Trường, trong 3 đột phá chiến lược (thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực), thể chế là quan trọng nhất, làm sao để huy động được nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cũng là cơ chế, làm sao thu hút được người tài, phát huy được người tài.
Đánh giá toàn diện, sâu sắc một số chủ trương lớn
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang nhấn mạnh, trong điều kiện tình hình đất nước có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại đến tình hình sản xuất, đời sống và việc làm của nhân dân, nhưng tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện vẫn còn một số tồn tại, nổi lên là việc giải ngân vốn đầu tư công, thủ tục liên quan đến một số bộ, ngành còn chậm. Vẫn còn thiếu quy hoạch vùng, cơ chế chính sách thu hút liên kết ngành chưa hoàn thiện, chưa có sự phân cấp, chủ trì, điều phối nên một số miền còn thiếu sự liên kết, "mạnh ai nấy chạy".
Ông đề nghị Trung ương cần đánh giá giữa nhiệm kỳ khóa 12, trong đó tập trung đánh giá toàn diện, sâu sắc một số chủ trương lớn như việc thực hiện 3 đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng... làm rõ những việc đã làm được, chưa làm được để từ đó rút kinh nghiệm cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ, đồng thời có cơ sở cho Đại hội 13 sắp tới.
Dồn lực cho công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng đề nghị Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, dồn lực cho công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng tưởng, xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng |
Ông kiến nghị năm 2019, Quốc hội nên đặt chỉ tiêu GDP tăng 6,7-6,9% và kỳ vọng có thể cao hơn là 7%.
"Tôi cho rằng GDP từ 6,7-6,9% là hoàn hoàn có thể đạt được... Tôi tin tưởng năm 2019 là năm chúng ta sẽ tăng tốc", ông Thào Xuân Sùng nhấn mạnh. Theo ông, cần dồn lực tập trung, không dàn trải, để chúng ta có bước ngoặt trong phát triển.
Nêu thực trạng tại một số địa phương, tỷ lệ nông dân bỏ ruộng nhiều vì manh mún, nhỏ lẻ, kinh doanh không hiệu quả, không tích tụ được ruộng đất, không kết nối, liên kết được, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đề nghị cần phân tích, từ đó xác định tốc độ tăng trưởng.
Đồng thời rà soát quy hoạch ở vùng sản xuất lúa hợp lý trên cơ sở ổn định diện tích lúa hiện nay đã được Quốc hội quyết định, cho phép các tỉnh, thành phố có thể chuyển đổi một phần diện tích nhất định để nuôi, trồng những cây có giá trị kinh tế cao trong vòng từ 7-15 năm, khi cần thiết đưa lại những diện tích này để sản xuất lúa nhưng phải là lúa công nghệ cao, chất lượng cao, phù hợp cho xuất khẩu.
Bộ Chính trị trình Trung ương nhân sự Chủ tịch nước
Tại hội nghị Trung ương 8, Bộ Chính trị trình TƯ xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để QH bầu Chủ tịch nước.
Ủy viên Bộ Chính trị chủ động từ chức khi không đủ uy tín
Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên BCH TƯ chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín.
Hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong ngày họp thứ 2 hội nghị TƯ 8
Sáng nay, hội nghị Trung ương 8 khoá 12 thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Trung ương sẽ xem xét nhân sự Chủ tịch nước
Ông Lê Quang Vĩnh, Phó chánh văn phòng TƯ Đảng cho biết, chắc chắc TƯ sẽ xem xét việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước để QH bầu.
Theo Vietnam+