- Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ chế độ biên chế suốt đời, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tuyển dụng công chức theo chế độ hợp đồng làm việc trong bộ máy công vụ.

Khó tin, công chức tự 'đặc cách' vào biên chế, đua nhau xài bằng giả

40 nhân tài Đà Nẵng xin nghỉ: Sẽ có đề án để công chức yên tâm cống hiến

Sáng nay, tại Quảng Ninh, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị góp ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết thi hành luật Cán bộ, công chức, luật Viên chức và định hướng sửa đổi, bổ sung.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, sau hội nghị này Bộ tiếp tục lấy ý kiến tại các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên để trong tháng 12 hoàn thành hồ sơ dự án luật gửi tới các bộ ngành, ban, địa phương góp ý trước khi trình Chính phủ, QH.

{keywords}
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Thu Hằng

Qua 10 năm thực hiện luật Cán bộ, công chức và 8 năm thực hiện luật Viên chức, công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức... đã từng bước đi vào nền nếp, đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc xuất phát từ quy định của luật.

Bỏ quy định cán bộ, công chức làm sếp trong DN

Đề cập luật Cán bộ, công chức, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh 4 nội dung:

Thứ nhất, chủ trương tiếp tục tách bạch giữa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó không tiếp tục quy định đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và quản lý nhà nước) là công chức. Đồng thời không quy định áp dụng luật Cán bộ, công chức đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý DN.

“Đây là nội dung lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các cán bộ đang công tác trong đơn vị sự nghiệp công lập và DNNN. Chủ trương này đã được nêu rất rõ trong nghị quyết của Đảng”, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Thứ hai là chủ trương phân cấp, phân quyền như xây dựng vị trí việc làm, công tác tuyển dụng, nâng ngạch công chức, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ trưởng cũng lưu ý, nội dung phân quyền, phân cấp đến đâu, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức như thế nào, trách nhiệm của cơ quan được giao quản lý nhà nước về công chức, viên chức thực hiện đến đâu cũng cần được làm rõ.

Thứ ba, chủ trương liên thông trong công tác cán bộ, trong đó có liên thông giữa quy định của Đảng và pháp luật, giữa cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện trở lên, liên thông giữa khu vực công và tư; chủ trương thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị.

“Dưới góc độ tổ chức bộ máy và trong điều kiện hệ thống chính trị nước ta thì đây là nội dung quan trọng, làm sao vừa bảo đảm liên thông trong công tác cán bộ, vừa bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thông suốt, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng”, ông Tân lưu ý.

Thứ tư là công tác kỷ luật cán bộ, cùng với chủ trương siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, quan điểm của Đảng rất rõ là phải xử lý nghiêm, đúng nguời, đúng việc kể cả cán bộ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

“Những trường hợp này xử lý kỷ luật về mặt Đảng đã được thực hiện, tuy nhiên để bảo đảm tính đồng bộ thì cần bổ sung quy định trong luật để tạo cơ sở pháp lý rõ hơn. Chủ trương, đường lối đã rõ, tuy nhiên về cách thức thực hiện, quy định, hậu quả pháp lý, phạm vi đối tượng áp dụng cần cho ý kiến”, Bộ trưởng Nội vụ nói.

{keywords}
Ảnh: Thu Hằng

Ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức cũng nêu rõ việc luật vẫn quy định công chức bao gồm cả những người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập nên phát sinh một số vướng mắc, không thống nhất trong thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng cơ chế quản lý.

Hay như việc luật quy định cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý DNNN cũng không phù hợp với thực tiễn và cơ chế hoạt động của DN, đặc biệt là các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm lại, đánh giá, thôi việc, kỷ luật đối với những người này.

Ngoài ra, ông Long cũng cho biết, việc chấp hành các quy định về tuyển dụng công chức tại một số nơi chưa nghiêm, còn để xảy ra sai phạm, chưa thật sự tuyển dụng được người đáp ứng yêu cầu; chưa gắn thẩm quyền của người trực tiếp sử dụng công chức với quyết định tuyển dụng.

“Để thực hiện chủ trương liên thông giữa nguồn lực ở khu vực công và tư, có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ, tiến tới bỏ chế độ biên chế suốt đời, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tuyển dụng công chức theo chế độ hợp đồng làm việc trong bộ máy công vụ”, ông nhấn mạnh.

“Việc sửa luật lần này chỉ tập trung vào những nội dung thật sự bức xúc và đã được nêu trong các văn kiện của Đảng”, ông Long nói.  

Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh tạm dừng sáp nhập sở

Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh tạm dừng sáp nhập sở

Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ tạm dừng việc sáp nhập sở ngành, phòng ban.

 

 

Chủ tịch TP.HCM: Thanh tra, khởi tố nhiều làm giảm 'nhuệ khí' công chức

Chủ tịch TP.HCM: Thanh tra, khởi tố nhiều làm giảm 'nhuệ khí' công chức

'Việc đón nhiều đoàn thanh, kiểm tra, giám sát giúp TP.HCM thấy rõ các hạn chế để làm tốt hơn nhưng cũng làm giảm đi sự năng động của cán bộ'.

 

Lạ kỳ Thanh Hóa: Lên chức mà chưa hề là công chức

Lạ kỳ Thanh Hóa: Lên chức mà chưa hề là công chức

Nhiều lãnh đạo của huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) bị tố trước khi được bổ nhiệm làm trưởng, phó phòng đều chưa có quyết định công chức.

Thu Hằng