- Tập đoàn Trung Nam khẳng định không tự ý đổi vật liệu làm van cống trong dự án chống ngập 10.000 tỷ, việc dùng thép Trung Quốc không sai và cam kết bảo hành 10 năm.

Tập đoàn Trung Nam chiều nay tổ chức buổi giải trình về lý do dùng thép SUS 323L của Trung Quốc làm cửa van thuộc dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – Giai đoạn 1”. 

{keywords}
Ông Nguyễn Tâm Tiến- Chủ tịch tập đoàn Trung Nam giải trình việc sử dụng thép Trung Quốc

Ông Nguyễn Tâm Tiến - Chủ tịch tập đoàn Trung Nam cho biết những ngày qua có thông tin Tập đoàn Trung Nam dùng thép Trung Quốc thay thế cho thép G7 khi thi công các cửa van cống ngăn triều Cây Khô và Phú Định. Việc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án, hình ảnh doanh nghiệp và gây hoang mang dư luận.

Vị đại diện Trung Nam cho biết, trong buổi giải trình hôm nay có mời Công ty TNHH tư vấn xây dựng Meinhardt, thuộc Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) - đơn vị báo cáo UBND TP.HCM thông tin trên, nhưng công ty này không cử đại diện tham dự.

Điều này được ông Lê Hoàng Anh Dũng – Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước – đơn vị thay mặt UBND TP ký hợp đồng với TVGSHĐ xác nhận khi ông có mặt tại cuộc gặp.

Theo ông Tiến, hợp đồng BT mà UBND TP.HCM ký với nhà đầu tư không có điều khoản hay ràng buộc nào là "thép sử dụng cửa van phải là thép G7, châu Âu, thép Mỹ, thép Nhật hay thép Trung Quốc".

"Việc chọn lựa thép phôi tấm để gia công chế tạo cửa van có thể dùng bất cứ loại thép đạt chuẩn kỹ thuật. Chúng tôi mua thép xuất xứ nước nào thì khai báo giá vật tư đầu vào là thép của nước ấy, chứ không mua thép nước này khai báo giá thép nước kia", ông Tiến nói và khẳng định đơn vị dùng thép Trung Quốc là không sai.

“Chúng tôi hiểu được tâm lý của dư luận nhưng thực tế thép Trung Quốc được chúng tôi nhập về đều phải qua thí nghiệm. Nếu đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn thì chúng tôi mới dám sử dụng. Nếu UBND TP thấy lo lắng, người dân lo ngại thì chúng tôi sẵn sàng bảo hành 10 năm và thậm chí hơn thế nữa”- ông Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo ông, dự án không phụ thuộc vào thép mà điểm quyết định là hệ thống xi-lanh, bộ phần thủy lực, bộ điều khiển. Tuy nhiên, những yếu tố quan trọng này đều được đơn vị đặt hàng từ các nước G7. Qua đó, ông khẳng định dự án thi công luôn đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 

{keywords}
Cống Mương Chuối - Công trình lớn nhất của dự án chống ngập 10.000 tỷ

Chủ đầu tư cũng phản bác quan điểm về chi phí tăng, bởi chỉ đề cập trọng lượng thép để so sánh giá là không đúng. Thực tế, nếu dùng thép SUS304 công trình cần 460 tấn, trong khi dùng SUS 323L chỉ cần 320 tấn.

Từ đó, chi phí xây dựng cống Bến Nghé tăng 1,8 tỷ; cống Mương Chuối tăng 3,8 tỷ; nhưng cống Phú Xuân giảm 40 tỷ, Tân Thuận giảm 21 tỷ; Cây Khô giảm 8 tỷ. Tổng chi phí giảm được 97 tỷ đồng.

"Quá trình thi công chúng tôi đều làm theo hợp đồng. Các vấn đề phát sinh đều báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền"- đại diện Tập đoàn Trung Nam nói.

Có mặt tại buổi giải trình, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng- Phó giám đốc Trung tâm chống ngập TP cũng nhìn nhận đối với các dự án từ ngân sách thì không được áp đặt, chỉ định nhà sản xuất dùng thép loại nào. 

“Đối với thép dùng thi công công trình thì phải đảm bảo đúng chỉ tiêu công trình, đủ chỉ tiêu cơ lý phù hợp với các yêu cầu trong bảng hồ sơ thiết kế”- ông Dũng nhấn mạnh.

Mới đây, Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Meinhardt Việt Nam (liên doanh được chọn làm tư vấn giám sát dự án) đã gửi báo cáo đến UBND TP.HCM, cho biết chủ đầu đã sử dụng vật liệu thi công cửa van thép không thống nhất với khâu thiết kế (dùng thép có nguồn gốc Trung Quốc chứ không phải của các nước thuộc khối G7).

Việc làm này chưa được chính quyền thành phố chấp thuận, có khả năng khiến chi phí duy tu, bão dưỡng cao hơn.

Ngay sau đó, UBND TP.HCM thành lập Đoàn kiểm tra dự án Giải quyết ngập do triều, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1 - dự án chống ngập 10.000 tỷ) theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).

Trưởng đoàn kiểm tra là bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá dự án về các vấn đề như tạm ứng cho nhà thầu, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu thép cho hạng mục cơ khí cửa van, thay đổi thiết kế cống kiểm soát triều Mương Chuối, đề nghị giảm chi phí lưu kho của Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (đơn vị thi công dự án)... 

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn khó xong vào năm 2018

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn khó xong vào năm 2018

Khó khăn về giải phóng mặt bằng từ 402 hộ dân và 16 doanh nghiệp, 1 tổ chức khiến dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng khó xong vào năm sau 2018.

'Chống ngập ở TP.HCM đang rất nan giải, nhức nhối'

'Chống ngập ở TP.HCM đang rất nan giải, nhức nhối'

GS – TS Nguyễn Ân Niên, nguyên Viện trưởng Viện khoa học thủy lợi miền Nam thừa nhận: “Chống ngập lụt ở TP.HCM đang rất nan giải, nhức nhối…”

Dân 2 phường ở Sài Gòn khốn khổ vì nửa đêm tát nước, chống ngập

Dân 2 phường ở Sài Gòn khốn khổ vì nửa đêm tát nước, chống ngập

Ngay những ngày đầu năm mới, hàng trăm hộ dân sống tại quận 12 phải tất tả "chạy lũ" trong đêm do sự cố nắp công ngăn triều bị bung gây ngập nặng...

TPHCM thuê nước ngoài giám sát dự án chống ngập

TPHCM thuê nước ngoài giám sát dự án chống ngập

“ Dù cơ quan, công ty nào giám sát thì cũng không quan trọng bằng việc hơn 10 triệu dân của TP sẽ đánh giá” - lời chủ tịch UBND.TP Nguyễn Thành Phong.

TP.HCM khởi công 'siêu dự án' chống ngập 10.000 tỉ đồng

TP.HCM khởi công 'siêu dự án' chống ngập 10.000 tỉ đồng

Dự án hoàn thành sẽ kiểm soát ngập do triều cho khu vực rộng khoảng 570 km2 với khoảng 6,5 triệu người dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM.

TP.HCM chi gần 10.000 tỷ xây công trình chống ngập

TP.HCM chi gần 10.000 tỷ xây công trình chống ngập

Dự án sẽ được triển khai ngay trong tháng 6/2006 trên địa bàn 6 quận huyện. Phần diện tích sử dụng đất để thực hiện dự án khoảng 100,8ha.

Tuấn Kiệt