- Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội lý giải một trong những nguyên nhân gây ngập úng mỗi khi mưa to là mật độ xây dựng cao, ý thức người dân thấp, vứt rác bừa bãi, gây tắc nghẽn hệ thống cống, hố ga.

Chiều nay, tại giao ban báo chí Thành ủy, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai TP Hà Nội báo cáo công tác phòng, chống thiên tai.

Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ thông tin: Với lượng mưa từ 50mm đến 100mm, kéo dài trong 2 giờ, Hà Nội sẽ có 15 điểm bị ngập úng. Lượng mưa càng lớn thì các điểm ngập úng sẽ nhiều hơn và mức độ ngập lớn hơn.

Ông lý giải: Một trong những nguyên nhân gây ngập úng là do mật độ xây dựng của TP cao; ý thức một số người dân thấp, còn vứt rác bừa bãi, gây tắc nghẽn hệ thống cống, hố ga.

{keywords}
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ. Ảnh: Trần Thường

Mỗi khi ngập, rác thường trôi nổi trên đường, nhiều công nhân phải đứng ở các hố ga để dọn rác cho nước thoát.

Ngoài ra, các trạm bơm tiêu nước cho nội thành khi có mưa lớn chưa đáp ứng được yêu cầu. TP đang kêu gọi đầu tư, tiếp tục xây dựng, đưa vào vận hành nhiều trạm bơm công suất lớn để sớm khắc phục úng ngập - Giám đốc Sở NN&PTNN thông tin.

Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão cho biết thời tiết, thủy văn mùa mưa bão, lũ năm 2018 có nhiều diễn biến phức tạp. 

Hiện tượng ENSO đang diễn ra trong pha lạnh, có xu hướng chuyển dần sang trung tính từ các tháng cuối mùa, biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng. 

{keywords}
Đường Nguyễn Trãi đi hầm chui Thanh Xuân ngập như sông trong trận mưa to tối 12/5

Do tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết bất thường có khả năng xuất hiện nhiều hơn, không theo quy luật và khó lường. Cần đề phòng bão mạnh, dông, tố, lốc, mưa đá và những trận mưa lớn diện rộng gây úng ngập cục bộ.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, từ nay đến tháng 10, dự kiến sẽ có 10-12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và có khoảng 2-3 cơn bão, áp thấp ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc Bộ.

Dự kiến sẽ nắng nóng cục bộ vào khoảng nửa cuối tháng này và tháng 8. Trong tháng 6, 7 xuất hiện từ 3-5 đợt nắng nóng diện rộng nhưng không gay gắt và không kéo dài như năm 2017.

Mưa lớn sẽ có khả năng xuất hiện từ 6-8 đợt. Trong tháng 5 có thể sẽ có mưa dông kèm tố lốc, mưa đá.

Đường Hà Nội thành sông, khốn khổ tìm đường về nhà

Đường Hà Nội thành sông, khốn khổ tìm đường về nhà

Sau khoảng 2 tiếng mưa tầm tã tối nay, nhiều tuyến đường Hà Nội ngập sâu, giao thông tê liệt khiến người đi đường đến gần nửa đêm vẫn dắt xe lội nước.

 

Hà Nội: 'Đê Chương Mỹ vỡ trong kế hoạch'

Hà Nội: 'Đê Chương Mỹ vỡ trong kế hoạch'

Dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ trong khung thoát lũ, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều Hà Nội nói.

 

Mưa một lúc đường Hà Nội thành ao

Mưa một lúc đường Hà Nội thành ao

Cơn mưa lớn trút xuống Hà Nội sáng nay không kéo dài nhưng đã khiến nhiều tuyến phố cửa ngõ phía Nam ngập nặng.

Đu máy xúc đi làm giữa Hà Nội

Đu máy xúc đi làm giữa Hà Nội

Hà Nội ngập lụt khắp nơi, có người phải trèo máy xúc mới đến được cơ quan, có người phải chèo thuyền.

Mưa lớn, Hà Nội 'đắp đê' trên phố

Mưa lớn, Hà Nội 'đắp đê' trên phố

Cơn bão số 3 chỉ quét qua Hà Nội nhưng kèm mưa lớn khiến cho nhiều tuyến đường trên TP ngập nặng.

Khi đê Chương Mỹ 'vỡ trong kế hoạch'

Khi đê Chương Mỹ 'vỡ trong kế hoạch'

Hội chứng "đúng quy trình" chưa qua, thì nay lại xuất hiện một cụm từ mới: Vỡ đê trong kế hoạch.

Vỡ đê Chương Mỹ: Người Hà Nội rửa bát, tắm giặt bằng nước lũ

Vỡ đê Chương Mỹ: Người Hà Nội rửa bát, tắm giặt bằng nước lũ

Một số xã tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước, người dân phải sử dụng cả nước lũ để rửa bát, tắm giặt.

Trần Thường