- Để triển khai quy hoạch phòng chống lũ, Hà Nội dự kiến chi gần 60.000 tỷ đồng và kiến nghị di dời hơn 3.000 hộ dân sống ở các bãi sông.

Nha Trang sạt lở: 'Quả bom nước' nổ trên đồi vùi chết cả nhà cô giáo

Quý cô Hà thành thả dáng giữa rốn ngập Quốc Oai

Tờ trình về việc phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê vừa được UBND TP Hà Nội gửi HĐND TP.

Thời gian quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính TP Hà Nội và các tuyến sông có đê.

{keywords}
Ảnh minh họa

Về tiêu chuẩn phòng chống lũ, giai đoạn đến năm 2030 khu vực đô thị trung tâm TP phía bờ hữu sông Hồng (trong phạm vi đường vành đai 4) đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 500 năm; Tầm nhìn đến năm 2050 là nâng mức đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại lên 700 năm.

Tại khu vực thuộc lưu vực sông Đà, sông Đuống, sông Hồng (ngoài khu vực đô thị trung tâm), giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 300 năm; giai đoạn đến năm 2050 nâng mức này lên 500 năm.

Tại sông Đáy, sông Bùi, sông Mỹ Hà đảm bảo chống với lũ nội tại, đồng thời chống được lũ trong trường hợp chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500m3/s.

Kiến nghị di dời hơn 3.000 hộ dân

Để triển khai quy hoạch, Hà Nội kiến nghị di dời hơn 3.000 hộ dân sống ở các bãi sông, những khu vực bị sạt lở nguy hiểm và có nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn.

Quy hoạch cũng đưa ra giải pháp cụ thể phòng chống lũ cho sông Bùi. Theo đó sẽ nâng cấp đê tả Bùi, hữu Bùi đảm bảo chống lũ với chu kỳ lặp lại là 50 năm và kết hợp làm đường giao thông. Xây dựng các khu vực chứa lũ vùng hữu Bùi để dự phòng trong trường hợp đê tả Bùi, hữu Bùi có nguy cơ tràn, chuyển lũ từ sông Bùi vào khu chứa lũ...

Về hoàn chỉnh mặt cắt đê, TP sẽ khoan phụt vữa gia cố thân đê để tạo màng chống thấm, chống thẩm lậu... nhằm tăng cường chất lượng thân đê. Đồng thời trồng tre bảo vệ bờ sông, mái đê trên chiều dài 206,459 km.

Quy mô giao thông của tuyến đê tả Hồng, hữu Hồng, tả Đuống, hữu Đuống đoạn nằm trong vành đai 4 được quy hoạch từ 30-50m, đoạn ngoài vành đai 4 là 16-20m; tuyến hữu Đà, La Thạch, Liên Trì được quy hoạch 16-20m. Các tuyến còn lại có bề rộng tối thiểu 6m.

Theo tờ trình, sông Hồng đoạn qua đô thị trung tâm đóng vai trò quan trọng, trong quy hoạch lần này kiến nghị xây dựng 28,8km kè cứng. Hình thức kè được lựa chọn là kè đứng bằng bê tông cốt thép hoặc bằng thép.

TP Hà Nội cho hay, tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch là 59.875 tỷ đồng, dự kiến phân thành 2 giai đoạn: đến năm 2025 là 28.374 tỷ đồng; sau 2025 là 31.501 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TƯ và địa phương, huy động vốn ODA, nguồn vốn xã hội hoá theo hình thức BT, BOT, PPP.

TP Hà Nội cho biết, giai đoạn từ nay đến năm 2025 tập trung vào việc di dân ở những khu vực nguy hiểm; nâng cấp, tu bổ hệ thống đê; nâng cấp các kè sông ở các vị trí có nguy cơ xói lở; xử lý cấp bách đoạn cửa vào sông Đuống.

Đặc biệt ưu tiên di dời các hộ dân nằm ở khu vực có nguy cơ sạt lở thuộc địa bàn Đông Ngạc - Nhật Tảo, Thượng Cát - Liên Mạc, Võng La - Hải Bối, Bắc Cầu, Bồ Đề, Bát Tràng.

Ngoài ra, Hà Nội cũng báo cáo Chính phủ và các bộ ngành để xin cơ chế đặc thù đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: Bơi thuyền tiếp tế thức ăn, lở loét vì lội nước

Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: Bơi thuyền tiếp tế thức ăn, lở loét vì lội nước

Chục ngày qua, người dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) phải đi lại bằng thuyền hoặc lội nước đến lở loét chân.

Bờ cát nhỏ trước triệu khối nước lũ: Vạn dân Hà Nội nguy cấp

Bờ cát nhỏ trước triệu khối nước lũ: Vạn dân Hà Nội nguy cấp

300 cán bộ, chiến sĩ cùng 400 người dân xã Thanh Bình (Chương Mỹ) được huy động đắp đê cả ngày hôm nay ngăn không cho nước tràn qua.

 

Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: Hố sụt làm nghiêng nhà, ngàn hộ bị cắt điện

Chương Mỹ: Hố sụt làm nghiêng nhà, ngàn hộ bị cắt điện

Hố sụt sâu khoảng 2,5m, rộng 3m xuất hiện trước nhà ông Nguyễn Văn Viễn làm nhà hàng xóm dù xây kiên cố vẫn bị nghiêng.

Hương Quỳnh