Trả lời VietNamNet, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, ông đã nắm thông tin việc 1 tờ báo nước ngoài đưa tin một Đại biểu Quốc hội có tên trong danh sách các chính trị gia mua hộ chiếu châu Âu.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Tuý, vì đây là thông tin phản ảnh từ báo nước ngoài nên cần phải xác minh thận trọng.
Đang xác minh thông tin một ĐBQH "mua" hộ chiếu đảo Síp |
Hiện, ông Túy đã giao Vụ Công tác đại biểu kiểm tra thông tin này. Sau khi Vụ Công tác đại hiểu báo cáo, các cơ quan chức năng xác minh thông tin rõ ràng, Ban Công tác Đại biểu sẽ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở đó, mới có thông tin chính thức về vụ việc này.
Trước đó, Hãng tin Al Jazeera (hãng tin nhà nước của Qatar) tung ra một tài liệu mật cho thấy chương trình hộ chiếu của Cộng hoà Síp (Cyprus), một quốc gia châu Âu, cho phép các chính trị gia "mua" hộ chiếu châu Âu.
Theo hãng tin trên, chương trình hộ chiếu của Cyprus cho phép những ai đầu tư ít nhất 2,15 triệu Euro (khoảng 2,5 triệu USD) sở hữu hộ chiếu nước này; đồng nghĩa với việc cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.
Trước đây, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) không được công nhận tư cách ĐBQH khoá 14 (dù đã trúng cử) khi bà sở hữu 2 quốc tịch: Việt Nam và Malta nhưng khai báo thiếu trung thực trong hồ sơ ứng cử ĐBQH.
Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định nguyên tắc quốc tịch: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch (năm 2014) cho phép một số công dân được mang 2 quốc tịch: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi. Luật Tổ chức Quốc hội hiện đang có hiệu lực quy định tiêu chuẩn ĐBQH tại điều 22 chỉ yêu cầu ĐBQH đáp ứng 5 tiêu chuẩn (không có tiêu chuẩn về quốc tịch), bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ 1/1/2021) bổ sung điểm a vào sau khoản 1 Điều 22 với yêu cầu ĐBQH "có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. |
Thu Hằng
ĐBQH Nguyễn Văn Thân: Hiện tôi chỉ có 1 quốc tịch
ĐBQH Nguyễn Văn Thân khẳng định: Hiện tôi chỉ có quốc tịch Việt Nam và đã báo cáo việc này với các cơ quan chức năng và Tổng thư ký QH.