- Thảo luận tại tổ về dự thảo luật Đầu tư công (sửa đổi) sáng nay, đề cập đến việc cắt giảm những công trình dàn trải, theo ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam), hiện có nhiều công trình dở dang mà khi nhìn vào cảm thấy rất “xót”.

Thủ tướng: Không ôm đồm, tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công
Chấm dứt dàn trải, xin cho vốn đầu tư công

ĐB cho rằng, cần giao cho địa phương rà soát, xem xét các công trình này để tính toán.

{keywords}
ĐB Trần Thị Hiền


“Nên xã hội hoá hay như nào thì phải có tổng kết, đánh giá. Có những công trình, so với địa phương khác đường xá vẫn sử dụng được thì nguồn vốn nên xem xét cho các tỉnh khác”, bà Trần Thị Hiền nói.

ĐB cũng đề nghị phân bổ nguồn vốn đúng thời điểm, vì nếu phân nguồn vốn vào mùa lũ thì không thi công cũng như không sử dụng được.

Theo bà thì nên phân bổ vốn ngay từ đầu năm thay vì dồn dập vào dịp cuối năm.

"Cứ cuối năm nhìn thấy trụ sở nào cũng đi sửa chữa, đào bới, thuê nhân công làm vội thì chất lượng không thể đảm bảo được. Có DN, đơn vị 12h đêm 30 Tết vẫn ngồi chờ ở kho bạc để được giải ngân vốn. Tại sao lãnh đạo nhìn thấy, địa phương nhìn thấy, TƯ nhìn thấy nhưng vẫn cứ đến thời điểm đó mới phân bổ vốn”, ĐB Hiền tâm tư.

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), đầu tư công hiệu quả thì người nộp thuế mới vui vẻ, lãng phí thì thu thuế sẽ khó khăn. Cho hay khâu giải ngân bị chậm so với vốn bố trí, thủ tục triển khai một dự án đầu tư công kéo dài gây lãng phí…, ĐB đặt câu hỏi phải làm sao giảm quy trình thủ tục xét dự án đầu tư công?.

“Cần xem dự án đó thuộc HĐND hay QH quyết định, nếu như là ngân sách của địa phương thì hãy để HĐND quyết định, dù 30-40.000 tỷ đồng. Nếu dự án 1.000-2.000 tỷ đồng nhưng sử dụng ngân sách TƯ thì QH quyết định”, ông Ngân nêu quan điểm.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, ở các nước có bộ tiêu chí đánh giá, đây là biện pháp để chống chuyện đầu tư dàn trải, đầu tư không có hiệu quả.

{keywords}
ĐB Trương Trọng Nghĩa

Ví von từ việc “khi người ta muốn vắt sữa bò nhiều hơn thì phải cho nó ăn ngon và nhiều hơn, nhiều nơi còn cho nghe nhạc”, ĐB Nghĩa cho rằng, việc đầu tư cũng vậy, nơi có tiềm năng và tạo hiệu quả cao thì phải được đầu tư thích đáng. 

Ông cũng cho rằng, TP.HCM không được quan tâm thích đáng về đầu tư công, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. “Người ta hay nói đang đi đường êm ru về tới chỗ nào đường xấu là biết về đến TP.HCM”.

Xem xét rút gọn các thủ tục trong luật 

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai các dự án đầu tư công trong thực tế.

Theo Bộ trưởng GTVT, QH, Chính phủ luôn yêu cầu phải làm nhanh, bảo đảm tiến độ và chất lượng, cố gắng hoàn thành tốt đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhưng hiện nay, nếu làm nhanh mà không đảm bảo đúng thủ tục, đúng quy định thì không được phép.

“Chúng ta cũng đã có những bài học xương máu, rất nhiều dự án, nhiều công trình khi chúng ta làm nhanh, bỏ qua một số giai đoạn mà chúng ta nghĩ rằng giai đoạn đó chỉ mang tính thủ tục, không ảnh hưởng gì đến chất lượng công trình.

{keywords}
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Nhưng khi thanh tra, kiểm toán, thanh tra thì chỉ cần làm sai ngày tháng cũng bị nêu trong báo cáo là làm không đúng quy định”, ông Thể nói.

Bày tỏ sự “bất an” với một số quy định của luật Đầu tư công, Bộ trưởng Thể cho rằng, nếu tất cả công trình dự án đều phải trình lên QH biểu quyết thì chắc chắn sẽ rất chậm.

Ông lấy dẫn chứng về sân bay quốc tế Long Thành, năm 2015 QH thống nhất chủ trương xây dựng sau đó quay lại giao Bộ GTVT lập hồ sơ dự án xin chủ trương đầu tư, Bộ thẩm định, thống nhất rồi mới trình các bộ ngành, sau đó trình lên Chính phủ, UB TVQH và QH, cuối cùng, QH mới phê duyệt dự án.

“Tôi thấy một vòng đi lên để duyệt danh mục mất 6 tháng - 1 năm, rồi một vòng ngược lại phê duyệt dự án mất cả năm nữa mới bắt đầu đấu thầu, thiết kế dự án, chọn thầu, phê duyệt… Quy trình hiện nay quá nhiều giai đoạn và cuối cùng là dự án triển khai rất chậm”, Bộ trưởng Thể nêu quan điểm.

Bộ trưởng GTVT kiến nghị xem xét rút gọn các thủ tục trong Luật Đầu tư công, với những dự án lớn thì thống nhất nên trình lên QH, quy định rõ quy mô lớn thế nào thì trình QH.

Còn những dự án nhỏ thì QH nên quản lý theo mục tiêu, giao trách nhiệm cho Chính phủ quyết, rồi báo cáo lại UB TVQH. Sau đó, mỗi một kỳ họp QH, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo tổng hợp lên để QH nắm được miếng bánh ngân sách đã được bố trí cho từng lĩnh vực ra sao.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đầu tư công đã hết thời ‘ăn đong’

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đầu tư công đã hết thời ‘ăn đong’

Bộ trưởng KH-ĐT cho biết đã hạn chế được rất nhiều tình trạng ăn đong, xin cho, vốn ít nhưng dự án thì nhiều, dàn trải dẫn đến nợ đọng.

Coi ngân sách là 'tiền chùa' nên lãng phí

Coi ngân sách là 'tiền chùa' nên lãng phí

ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa chỉ ra tình trạng coi ngân sách là "tiền chùa" nên sử dụng lãng phí, xây trụ sở được quan tâm nhiều hơn dân sinh.

Lãng phí ngàn tỷ trong khi dân nhọc nhằn mưu sinh

Lãng phí ngàn tỷ trong khi dân nhọc nhằn mưu sinh

Đó là trăn trở của ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) khi nói về tình trạng thất thoát, lãng phí tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng nay.

Hương Quỳnh - Thu Hằng