- Khoảnh khắc chuyển năm cũ sang năm mới, ở những góc nhỏ của Hà Nội vẫn còn những người miệt mài lao động, mưu sinh.

{keywords}

Chị Đồng Thị Kim Thuê và Vũ Tuyết Nhung là 2 trong số hàng chục nhân viên của ga Hà Nội trực đêm giao thừa cho chuyến tàu cuối cùng

 

{keywords}

Hơn 35 năm công tác ở ga Hà Nội, ông Dương Văn Khoa (58 tuổi, đội trưởng đội bảo vệ - thứ 2 từ trái sang) cho biết đã nhiều lần không đón giao thừa cùng gia đình nhưng ông luôn coi các đồng nghiệp, anh chị em trong ga như người nhà nên vẫn cảm nhận được tình cảm gia đình. Ảnh chụp ông Khoa cùng đồng nghiệp trực đêm 30 Tết

{keywords}

Nhân viên soát vé tàu làm việc đến khi không còn hành khách nào phải chờ

{keywords}

Em Phạm Tâm Đan, học sinh lớp 3, nhà ở xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội cùng mẹ đi bán muối "may mắn" tại khu vực Hồ Gươm.

{keywords}

Muối được bé Đan bán với giá 5 ngàn đồng/túi. Có hàng trăm người cùng bán muối quanh khu vực Hồ Gươm nên gần đến giao thừa Đan mới bán được một ít hàng .

{keywords}

Phạm Ngọc Tú đang là sinh viên năm thứ 3, Đại học Xây Dựng đang mời mọi người mua bao lì xì so chính nhóm bạn thiết kế.

{keywords}

Hàng chục Ông đồ "cho chữ" quanh khu vực Hồ Gươm đêm giao thừa.

{keywords}

Một bức chữ thế này có giá 150 ngàn đồng.

{keywords}

Khu vực quanh Hồ Gươm đêm giao thừa năm nay nở rộ dịch vụ vẽ chân dung.

{keywords}

Rất nhiều người dân và du khách nước ngoài chờ đợi đến lượt vẽ chân dung với giá dao động từ 100 đến 300 ngàn đồng/ bức.

{keywords}

Mỗi chiếc móc khóa khắc tên được bán với giá 30 ngàn đồng

{keywords}

10 ngàn đồng/que bò bía khá đắt khách.

{keywords}

Bóng bay được bán rong khắp khu vực Hồ Gươm.

{keywords}

Anh Tuấn (40 tuổi, Nam Định, chạy xích lô trên phố cổ) cho biết nhân mấy ngày Tết anh chạy xích lô cho khách để kiếm thêm thu nhập

{keywords}

Cửa hàng của chị Hằng (25 tuổi) trên phố đi bộ hồ Gươm bán đến 2h sáng. Với những người mưu sinh bằng việc bán thức ăn khuya, giao thừa là một trong những thời điểm buôn may bán đắt nhất

{keywords}

Ông Lê Trường Thọ (50 tuổi, thuộc đội tự quản trên phố đi bộ) tâm sự: Gần chục năm làm công việc này, tôi cũng đã quen rồi, mình phục vụ để nhân dân có cái Tết vui vẻ, an toàn

{keywords}

Anh Công bị khiếm thị vẫn miệt mài tiếng sáo trên phố Tràng Tiền. Anh cho biết sẽ làm đến hết giao thừa, vì niềm vui với nghề và cần thêm thu nhập để nuôi con

{keywords}

Chị Ngân (44 tuổi, nhân viên vệ sinh trên đường Tôn Đức Thắng) cho biết, ngày Tết các chị không được nghỉ mà thay phiên nhau trực bởi nghỉ một ngày là đường phố sẽ có nhiều rác

Lê Anh Dũng - Trần Thường