Thời gian trước, tại Trung Quốc xảy ra một vụ án mạng kinh hoàng. Dù vụ án đã trôi qua được 3 năm nhưng nó vẫn thường được nhắc lại như một lời cảnh tỉnh các bậc cha mẹ về chuyện nuôi dạy con cái. Sự giáo dục của cha mẹ nếu đúng đắn sẽ khiến đời con nở hoa, sai lệch sẽ đẩy con vào tăm tối.
Ngày 2/12/2018, một thiếu niên họ Ngô tại thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam đã đâm mẹ mình hơn 20 nhát. Nguyên nhân là bởi Ngô hút thuốc, bị mẹ phát hiện và mắng mỏ. Bực bội vì cách giáo dục của mẹ, Ngô đã chạy xuống bếp lấy dao và gây ra tội ác.
Sau khi giết mẹ, Ngô bình tĩnh thay bộ quần áo dính máu, ném hung khí giết người xuống ao, giả vờ như không có chuyện gì rồi cho em trai đi ngủ. Trong thời gian này, Ngô cũng lấy điện thoại của mẹ để trả lời điện thoại và tin nhắn. Mãi mấy ngày sau, khi ông ngoại của Ngô không thấy con gái xuất hiện mới nảy sinh nghi ngờ và chạy đến nhà tìm.
Trước khi cảnh sát đến, Ngô nói dối với mọi người rằng mẹ đã tự tử và mình không biết chuyện gì. Chỉ đến khi cảnh sát điều tra, Ngô mới thừa nhận tội ác của mình. Giây phút Ngô bị đưa đến hiện trường, nhiều người hàng xóm không khỏi ớn lạnh khi thấy cậu ta thản nhiên nhoẻn miệng cười.
"Cháu giết mẹ, cháu có biết sai không?" - "Sai, nhưng cháu giết mẹ mình, chứ không giết ai khác", Ngô trả lời. Một câu trả lời bình thản khiến ai cũng lặng người.
Ông nội của Ngô cho biết, đứa cháu từ nhỏ đã ở với ông ngoại. Cha của Ngô làm việc ở ngoài nhiều năm, hiếm khi về nhà. Mẹ của Ngô đón con trai về sống chung sau khi sinh đứa con thứ hai.
Vì được ông bà ngoại chiều chuộng từ nhỏ nên Ngô nảy sinh nhiều thói hư tật xấu như hút thuốc, trốn học, ăn cắp tiền,... Tuy nhiên trong mắt ông bà ngoại, đó chỉ là những "vấn đề nhỏ". Họ không ngờ chúng lại dẫn đến bi kịch sau này.
Dù giết người nhưng Ngô không bị kết án, bởi cậu ta chưa đủ 14 tuổi. Cuối cùng, Ngô được đón về nhà, chịu sự giám sát của gia đình.
Giáo dục sai dẫn đến nhân cách con người bị bóp méo
Thực tế trong quá trình điều tra, phân tích vụ án này, các chuyên gia đã nhận thấy rất nhiều vấn đề trong cách giáo dục gia đình đã dẫn đến sự méo mó trong nhân cách của đứa trẻ này. Ngô là một đứa trẻ "bị bỏ rơi" điển hình.
Khi cậu ta 2 tuổi, bố mẹ đã ra ngoài làm việc. Thế rồi ông bà nội lại chiều chuộng quá mức, dung túc cho thói hư tật xấu. Có lần, Ngô từng lấy cắp 1.000 NDT của ông nội. Sau khi ông nội phát hiện, Ngô cũng chẳng hề bị trách phạt, kỷ luật. Ngược lại, Ngô còn hỗn hào, đánh cả ông nội, trách ông cho mình ít tiền tiêu vặt.
Sống trong một môi trường không ổn định, thiếu vắng sự giám sát của cha mẹ, lại bị nuông chiều bởi những tư tưởng giáo dục sai của thế hệ trước, tính cách của đứa trẻ khó phát triển đúng đắn. Trong mắt nhiều bậc cha mẹ, chẳng hạn như cha mẹ của Ngô, việc kiếm tiền dường như còn quan trọng hơn cả chuyện đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành.
Họ nghĩ đơn giản rằng, chỉ cần đứa trẻ không làm gì tổn hại đến thiên hạ là được. Kiểu buông thả vô trách nhiệm này gián tiếp dẫn đến bi kịch. Cả quá trình, cha mẹ không đồng hành cùng con. Đến khi phát hiện ra tính cách con bị khiếm khiếm khuyết thì đã quá muộn.
Bất ngờ trước sự nổi loạn của Ngô đã khiến người mẹ áp dụng biện pháp giáo dục chưa tinh tế, và trở thành ngòi nổ dẫn đến tội ác của cậu ta.
Ngô sau khi phạm tội được trả về gia đình để chịu sự giám sát - điều này khiến nhiều người không khỏi cảm thấy mỉa mai. Chẳng phải chính sự thiếu giám sát của gia đình đã gây ra mọi chuyện?
Có một câu nói như này: "Nhân tri sơ, tính bản thiện". Không phải ai sinh ra cũng xấu, chỉ là khi lớn lên, tiếp nhận sự giáo dục khác nhau đã khiến những đứa trẻ từ "trang giấy trắng" có thêm những gam màu tươi sáng, tăm tối khác biệt...
Theo Sức khoẻ và Đời sống
Cậu bé 11 tuổi nhảy lầu tự tử, lá thư tuyệt mệnh hé lộ sự thật động trời
Trong ngày sinh nhật ông nội, cậu bé 11 tuổi đột ngột gieo mình từ tầng 24 xuống trước sự bàng hoàng của những người xung quanh.