- Trong khi bị CB Bank tố chây ỳ không chịu trả nợ, Công ty Phương Trang lại cho rằng mình rất có thiện chí trả nợ cho CB.
Gần chục năm qua, Công ty CP đầu tư Phương Trang vướng vào lùm xùm vay nợ của ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng (CB). Phía CB cho rằng Công ty Phương Trang nợ xấu ngân hàng 3.000 tỷ đồng còn Phương Trang phản pháo rằng thông tin của CB đưa ra là không đúng, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu và công việc làm ăn của công ty này.
Theo dự kiến, ngày 8/5 tới đây, TAND TP.HCM sẽ đưa vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank - nay là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - VNCB) do đại gia Hứa Thị Phấn (còn gọi là Sáu Phấn) cầm đầu và Công ty CP đầu tư Phương Trang cũng được triệu tập tới tòa vì liên qua tới số vay nợ của CB.
Hứa Thị Phấn đã khiến hàng loạt tập thể, cá nhân lao đao vì tài "phù phép" của mình |
Theo điều tra, số liệu do Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng TMCP Đại Tín) cung cấp, từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, TrustBank Chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang đã giải ngân cho Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác với tổng số tiền trên sổ sách là 16.486 tỉ đồng.
Năm 2010, do cần nguồn vốn lớn để mở rộng kinh doanh, lãnh đạo Công ty Phương Trang đã đến Ngân hàng Đại Tín đề nghị vay tiền.
Thấy Phương Trang có nhiều bất động sản dùng làm tài sản bảo đảm, bà Phấn chỉ đạo cấp dưới buộc công ty này ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt. Tổng số tài sản mà Phương Trang thế chấp tại ngân hàng Đại Tín (nay là CB) lên tới 14.000 tỉ đồng.
Số tiền Công ty Phương Trang vay của Ngân hàng Đại Tín thể hiện trên hồ sơ ký trước - giải ngân sau là 9.402 tỉ đồng. Tuy nhiên, NH Đại Tín chỉ giải ngân cho bên vay 3.936,996 tỉ đồng; 5.465,004 tỉ đồng còn lại, bà Phấn lấy sử dụng (hơn 5.250 tỉ đồng) mà không hề giải ngân cho Công ty Phương Trang.
Để che giấu hành vi phạm tội, Sáu Phấn đã chỉ đạo nhiều cán bộ, nhân viên lập các chứng từ chi khống cấn trừ với các chứng từ thu khống nhằm không làm chênh lệch tồn quỹ tiền mặt thực tế so với số liệu tiền mặt trên sổ sách hạch toán; khi phê duyệt hồ sơ vay không hề báo cho Công ty Phương Trang. Thủ đoạn giao dịch ảo và hạch toán khống được các nhân viên của Ngân hàng Đại Tín thực hiện trên hệ thống SmartBank, sau đó mới lấy chữ ký khách hàng để hoàn thiện thủ tục.
Bằng thủ đoạn đó, Hứa Thị Phấn đẩy dư nợ khống cho Công ty Phương Trang qua các khoản vay với tổng số tiền hơn 5.250 tỉ đồng.
Về phía Phương Trang, tính đến ngày 15/11/2017, theo sổ sách tại Ngân hàng CB, công ty này còn dư nợ gốc của 46 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu là 9.402 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết luận điều tra và cáo trạng đã khẳng định "Trong số dư nợ nêu trên, Công ty Phương Trang chỉ thực nhận 3.936,996 tỉ đồng và phải có trách nhiệm tất toán khoản này cho ngân hàng cùng lãi phát sinh".
Trong khi phía CB liên tục tố Phương Trang chây ỳ không chịu trả nợ thì phía Phương Trang lại cho rằng mình rất có thiện chí để giải quyết số nợ tại ngân hàng này.
Công ty Phương Trang và các thành viên hợp tác kinh doanh đã nhiều lần làm việc và chủ động đề nghị CB phải có trách nhiệm đưa ra lộ trình kế hoạch xử lý dứt điểm dư nợ 3.436 tỉ đồng. Theo đó, Công ty Phương Trang đã đề nghị giải pháp bằng cách hoán đổi tài sản bằng sổ tiết kiệm để rút tài sản thế chấp. Tuy nhiên, đến nay đề nghị này vẫn chưa được phía CB chấp nhận và Phương Trang vẫn phải cõng số nợ 3.936,996 tỉ đồng, nhưng tài sản thế chấp 14.000 tỉ đồng vẫn “mắc kẹt” tại CB.
Khó khăn trước thiện chí trả nợ, suốt từ năm 2012, Phương Trang đã nhiều lần gửi đơn kiện đến các cơ quan chức năng nhằm làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của đôi bên. CB dù đã biết rõ bản chất sự việc vẫn có nhiều động thái kéo dài thời gian khi không phản hồi đề nghị xử lý dư nợ của Công ty Phương Trang.
Đặc biệt, Công ty này còn nhiều gửi đơn kiến nghị và kêu cứu khẩn thiết lên Thủ tướng Chính phủ xin được trả nợ và đề nghị CB trả lại các phần tài sản đảm bảo đang bị CB cầm giữ.
Đại gia Hứa Thị Phấn ‘giật dây’ các ngân hàng như thế nào?
Sau nhiều năm nỗ lực, Sáu Phấn đã gây dựng cho mình một cuộc sống ổn định, có của ăn của để. Nếu không quá tham vọng thì có lẽ giờ này bà ta có thể an nhàn hưởng tuổi già bên con cháu.
Truy tố 'ảo thuật gia' Hứa Thị Phấn trong đại án 6.300 tỉ
Đại gia Hứa Thị Phấn chỉ đạo nhân viên làm nhiều trò "ảo thuật" để chiếm đoạt nhiều nghìn tỷ đồng, phục vụ cho mục đích cá nhân.
Phù phép vay 650 tỷ, Phạm Công Danh khiến dàn CEO Đại Tín lãnh án
Bằng hồ sơ ảo, Phạm Công Danh đã vay 650 tỷ của Ngân hàng Đại Tín để mang đi trả nợ, khiến dàn CEO Đại Tín dính vòng lao lý.
Cho ông Danh vay tiền, dàn CEO Đại Tín đổ thừa do cựu Chủ tịch Đà Nẵng
Các bị cáo cho rằng, tin tưởng dự án Sân vận động Chi Lăng đã được cấp phép xây dựng dự án thương mại nên mới giải ngân cho Phạm Công Danh.
Vay hơn 600 tỷ, Phạm Công Danh đẩy dàn CEO Đại Tín vào tù
Tạo lập hồ sơ khống cho 2 công ty sân sau vay hơn 600 tỷ của Ngân hàng Đại Tín để trả nợ, Phạm Công Danh đã khiến toàn bộ dàn lãnh đạo của Đại Tín vào tù.
Đoàn Nga