Thần đồng Đất Việt là một bộ truyện tranh thiếu nhi nhiều tập và được coi là thành công nhất của Việt Nam. Tập truyện đầu tiên của Thần đồng Đất Việt mang tên “Pháp sư gọi bưởi” được Nhà xuất bản Trẻ phát hành ngày 16 tháng 2 năm 2002.
Những nhân vật trong Thần đồng Đất Việt được vẽ bởi những tác giả khác của công ty Phan Thị sau khi Lê Linh rời đi vì vụ tranh chấp tác quyền
Ban đầu tác phẩm được thực hiện bởi tác giả Lê Linh (tên thật là Lê Phong Linh) và Công ty Phan Thị. Sau khi sáng tác truyện một thời gian, Lê Linh đã ngừng việc sáng tác bộ truyện tranh này và việc sáng tác truyện cũng như các tác phẩm liên quan do công ty Phan Thị phụ trách.
Theo đó, từ tập truyện thứ 78 có tên “Âm mưu độc dược”, Lê Linh đã dừng hẳn việc sáng tác bộ truyện tranh này. Phần kịch bản và cốt truyện hiện nay đều do công ty Phan Thị thực hiện. Tuy vậy hiện tại đang xảy ra tranh chấp giữa hai bên là Lê Linh và công ty Phan Thị về bản quyền của bộ truyện. Theo giấy chứng nhận bản quyền tác giả của Cục Bản quyền thì đã ghi nhận quyền tác giả thuộc về đồng tác giả là Lê Linh và bà Hạnh, quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm...) thuộc về Công ty Phan Thị. Trong các tập truyện của mình, Phan Thị cũng khẳng định các nhân vật trong truyện là do cả công ty và Lê Linh sáng tạo nên: "Trong truyện có sử dụng những hình ảnh nhân vật do Lê Linh là đồng tác giả".
Tập truyện cuối cùng Lê Linh còn "chắp bút" cho Thần Đồng Đất Việt
Hôm qua (22/12) trên trang Facebook cá nhân, Lê Linh đã công khai 18 trang tranh “cổ động” với nét vẽ quen thuộc của mình nhằm giải thích cho những người yêu mến Thần đồng Đất Việt “nhưng vẫn chưa hiểu hết thực sự ngày đó đã xảy ra chuyện gì với bộ truyện tranh nổi tiếng này.”
“Vì sao tôi lại đành lòng dứt bỏ những đứa con mà mình rứt ruột đẻ ra, yêu thương chăm chút với tất cả con tim và khối óc...đơn giản chỉ vì một lí do là không thể chịu đựng nổi sự dối trá, và những uất ức đã bóp nghẹt niềm cảm hứng sáng tác”, Lê Linh chia sẻ và hy vọng “công lý sớm được thực thi”.
Theo mô tả của Lê Linh, vụ án truyện tranh Thần đồng Đất Việt đã “kéo dài suốt 12 năm đằng đẵng” và cuối cùng cũng được đưa ra xét xử lần đầu tiên vào lúc 08g30 ngày 28/12 sắp tới.
Thuật lại câu chuyện bắt đầu sáng tác nên Trạng Tí cùng những người bạn thân Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo, Lê Linh cho biết anh đã “cộng tác làm truyện tranh” với bà Phan Thị Mỹ Hạnh, tức Giám đốc công ty Phan Thị, vào năm 2001.
“Đầu năm 2002 tôi bắt đầu sáng tác bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt và đảm trách tất cả các phần: lập kế hoạch sáng tác, nghiên cứu tư liệu, viết kịch bản, sáng tạo nhân vật và vẽ toàn bộ câu chuyện….lần lượt 78 tập truyện tranh Thần đồng Đất Việt được ra đời”, Lê Linh nói. “Từ năm 2002 đến 2005, bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt được tung ra thị trường và gây được những tiến vang nhất định.”
Mâu thuẫn giữa hai bên bắt đầu nảy sinh hồi đầu năm 2006 khi Lê Linh yêu cầu xác định lại bản quyền thì phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Hạnh cũng tự nhận mình là tác giả các nhân vật Thần đồng Đất Việt.
Lê Linh quyết định nhờ tới pháp luật phân xử vụ việc vào năm 2007. 12 năm theo đuổi vụ kiện, hồ sợ được chuyển từ Tòa án Kinh tế TP.HCM tới Toàn án Nhân dân Quận 1 (TP.HCM) và cuối cùng là Trung tâm giám định quyền tác giả qua nhiều buổi hòa giải với lời hứa sẽ giải quyết từ nhiều vị thẩm phán khác nhau…nhưng đến cuối năm 2017, Lê Linh vẫn không thấy động tĩnh gì từ phía tòa.
Trong khi vụ kiện của họa sĩ Lê Linh với công ty Phan Thị chưa được giải quyết, thì phía Phan Thị kiện ngược lại họa sĩ Lê Linh đã dùng hình ảnh nhân vật Trạng Tý (theo Phan Thị nhân vật này thuộc quyền khai thác của họ) để tạo ra nhân vật Long Tinh trong truyện Long Thánh.
So sánh hai nhân vật Long Tinh và Trạng Tí
Theo Lê Linh, “cả bà Hạnh lẫn ông Nam (luật sư-PV) đều trốn mất tăm, không bao giờ xuất hiện” ở cả bốn lần triệu tập cùng hai đợt tống đạt của tòa án trong năm 2018.
Và cuối cùng, vụ án tranh chấp tác quyền Thần đồng Đất Việt cũng được đưa ra xét xử lần đầu tiên tại Toàn án Nhân dân Quận 1 vào ngày 28/12 sắp tới.
Chịu