Sinh thời, ông là vị vua nổi tiếng hiếu thảo, ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻ thì ngự triều. Có lần vì lỡ làm mẹ nổi giận, ông tự nguyện dâng roi mây lên mẹ chịu đòn.

Câu 1: Vua nào của nước ta nổi tiếng hiếu thảo, từng dâng roi mây lên mẹ chịu đòn?

A. Mai Hắc Đế

B. Lý Công Uẩn

C. Tự Đức

Đáp án chính xác là Tự Đức.

Tự Đức (1829-1883) là vị vua thứ 4 của triều Nguyễn, sau các vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị. Ông có tên thật là Nguyễn Phúc Thì hoặc Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, lên ngôi năm 1847, trị vì đến khi qua đời vào năm 1883. Với 36 năm ngồi trên ngai vàng, Tự Đức chính là vị vua có thời gian cầm quyền dài nhất trong số 13 đời vua triều Nguyễn.

 

Câu 2. Người mẹ nổi tiếng của vua Tự Đức là ai?

A. Hoàng thái hậu Từ Dũ

Đáp án chính xác là Hoàng thái hậu Từ Dũ.

Vua Tự Đức là con của vua Thiệu Trị với bà Hoàng Thái hậu Từ Dũ (Phạm Thị Hằng), người Gò Công. Sinh thời, Tự Đức là vị vua cực kỳ hiếu thảo. Lệ thường cứ ngày chẵn thì chầu cung thăm mẹ, ngày lẻ thì ngự triều: trong một tháng chầu cung 15 lần và ngự triều cũng 15 lần, trừ khi đi vắng và lâm bệnh. Trong suốt 36 năm thường vẫn như thế, không sai chút nào.

B. Thuận Thiên Cao Hoàng hậu

C. Thừa Thiên Cao Hoàng hậu

 

Câu 3. Những lời mẹ dạy được vua Tự Đức ghi lại cẩn thận trong một cuốn sách có tên là gì?

A. Từ Gia Lục

B. Từ Huấn Lục

Đáp án chính xác là Từ Huấn lục.

Tất cả những lời bà Từ Dũ dạy đều được vua Tự Đức ghi chép cẩn thận vào một cuốn sách có tên là Từ Huấn Lục. Theo sách Đại Nam thực lục, có một lần vua đi ngự săn bắn tại rừng Thuận Trực. Gặp phải nước lụt, trong khi đó còn hai ngày nữa thì đến ngày giỗ vua cha Thiệu Trị. Thái hậu Từ Dụ phải sai đại thần Nguyễn Tri Phương đi tìm vua về. Biết làm mẹ giận, tới hoàng cung, vua liền lên kiệu đi thẳng sang cung Diên Thọ để lạy xin chịu tội dù khi đó trời vẫn đang đổ mưa. Dâng lên một chiếc roi mây đặt trong mâm son, để trên ghế rồi nằm phục xuống sàn xin chịu đòn. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn không nói lời nào, một hồi lâu, bà mới xoay mặt ra lấy tay hất cái roi đi, mắng cho vua một trận rồi mới tha cho.

C. Tù Dũ Huấn Lục

 

Câu 4. Tự Đức là vị vua giỏi lĩnh vực nào?

A. Binh pháp

B. Văn thơ

Đáp án chính xác là văn thơ.

Tự Đức là ông vua hay chữ bậc nhất của triều Nguyễn, vua thường rất tự hào với tài thơ phú của mình. Ông sáng tác khoảng 4000 bài thơ. Dưới thời Tự Đức, quan văn rất được trọng dụng, với những tên tuổi lớn như Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát…vốn là người yêu thơ phú nên vào các dịp lễ, vua thường cùng quần thần bàn chuyện thi ca, làm thơ xướng họa. Dù rất giỏi thơ, nhưng Tự Đức lại không được đánh giá cao ở khả năng trị nước.

C. Hội họa

 

Câu 5. Vua Tự Đức có tất cả bao nhiêu người con?

A. 100

B. 142

C. Không có con

Đáp án chính xác là không có con.

Dù có tới hơn 300 bà vợ, nhưng do mắc bệnh đậu mùa từ nhỏ, cơ thể ốm yếu nên vua Tự Đức không có người con nào. Vì không có con nên vua Tự Đức phải nhận 3 người con nuôi là con của anh em ruột. Sau khi ông qua đời, ngôi báu được truyền lại cho vua Dục Đức, nhưng Dục Đức làm vua chỉ được 3 ngày thì bị Tôn Thất Thuyết phế bỏ, lập vua mới. Để mất nước vào tay thực dân Pháp và không có con nối dõi được xem là những tội lớn của vua Tự Đức.

 

Câu 6. Người anh nào đã có tới hai lần mưu toan lật đổ Tự Đức để giành ngôi báu ?

A. Nguyễn Phúc Hồng Cai

B. Nguyễn Phúc Hồng Bảo

Đáp án chính xác là Nguyễn Phúc Hồng Bảo.

Nguyễn Phúc Hồng Bảo là con cả của vua Thiệu Trị, anh trai của vua Tự Đức nhưng lại không được lập làm thế tử. Bất mãn vì ngôi báu không thuộc về mình, Hoàng trưởng tử Hồng Bảo sau hai lần tính mau lật đổ vua Tự Đức vào các năm 1851 và 1853 để giành lại ngôi vị không thành, ông bị Tự Đức giam cầm và chết thảm trong ngục.

C. Nguyễn Phúc Hồng Ngọc

Tiểu Uyên

Triều đại nào có tới 9 vị vua bị bức tử?

Triều đại nào có tới 9 vị vua bị bức tử?

Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, quyền lực rơi vào tay các bề tôi, triều đại này có tới 9 vị vua bị bức tử.

Vị vua vĩ đại nào cuối đời chết bởi nghi án bị vợ đầu độc?

Vị vua vĩ đại nào cuối đời chết bởi nghi án bị vợ đầu độc?

Với tài kinh bang tế thế xuất sắc, ông được hậu thế ghi nhận là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, nhưng tiếc là, đến cuối đời lại chết bởi nghi án bị chính vợ mình đầu độc.

Người Việt nào được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài?

Người Việt nào được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài?

Gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta từng sản sinh ra những nhà kỹ thuật quân sự xuất sắc. Trong số đó, có người thậm chí còn được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài.

Sứ thần nào của nước ta từng đánh bại thần cờ Trung Quốc?

Sứ thần nào của nước ta từng đánh bại thần cờ Trung Quốc?

Khi đi sứ sang Trung Quốc, bằng tài năng và bản lĩnh hơn người, nhiều sứ thần nước ta đã góp phần làm vẻ vang đất nước, để lại câu đối để đời, những áng văn hay khiến các nước lân bang phải khâm phục.

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.    

Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?

Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?

Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.