Theo New York Times, như bao người phụ nữ khác, bà Cameron được cho biết việc sinh con sẽ rất đau đớn. Nhưng sau vài giờ vượt cạn, bà vẫn không thấy có vấn đề gì – ngay cả khi không hề có thuốc giảm đau.

{keywords}
Bà Jo Cameron

“Tôi có thể cảm nhận được cơ thể tôi thay đổi, nhưng không hề thấy đau,” bà Cameron nhớ lại. Bà nói nó giống như ai đó “cù” mình hơn. Sau đó, bà nói với các bà mẹ tương lai: “Đừng quá lo, không tệ như mọi người vẫn hay nói đâu.”

Chỉ gần đây, sau hơn 4 thập niên - bà phát hiện ra rằng bạn bè bà đã không phóng đại cơn đau thai sản. Khác biệt nằm ở chỗ, cơ thể bà Cameron không hề trải nghiệm được cảm giác đau.

Các nhà khoa học giờ đây tin là họ đã tìm ra lí do. Trong một bài đăng trên tờ tạp chí Anh Quốc về Gây Mê hôm thứ năm (28/3) vừa qua, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng cuộc đời không biết đến nỗi đau của bà Cameron là do hiện tượng đột biến của một loại gien mà trước đó chưa được xác định. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng sự đột biến này cũng có liên quan đến việc bà Cameron rất ít khi cảm thấy sợ hãi hay lo lắng trong suốt cuộc đời, và việc cơ thể bà tự chữa lành rất nhanh.

“Chúng tôi chưa bao giờ gặp một bệnh nhân tương tự”, trưởng nhóm nghiên cứu về cảm giác đau ở đại học University College London, John Wood, cho biết.

{keywords}
Vì không thấy đau nên bà Cameron bị bỏng khá thường xuyên. Nhưng theo bà, các vết sẹo biến mất khá nhanh.

Những diễn biến dẫn đến việc các nhà khoa học nghiên cứu về gien của bà Cameron bắt đầu từ khoảng 5 năm trước. Khi đó, bà Cameron đang sống một cuộc đời bình thường và hạnh phúc cùng chồng ở ven hồ Loch Ness, Scotland. Sau một ca phẫu thuật bàn tay, một bác sĩ đã thấy rất kì lạ khi bà không cảm thấy đau và không muốn có thuốc giảm đau.

“Tôi đảm bảo với anh là tôi không cần thuốc gì hết”, bà Cameron nhớ là đã nói như vậy với bác sĩ Devjit Srivastava, một chuyên gia về gây mê và thuốc giảm đau ở bệnh viện quốc gia phía Bắc Scotland.

Vài câu hỏi tiếp theo tiết lộ cho vị bác sĩ này biết rằng bà Cameron không bình thường. Ở tuổi 65, bà phải phẫu thuật thay xương hông. Vì trước đó không hề thấy đau đớn gì, bà Cameron không phát hiện ra có gì bất ổn cho đến khi xương bị thoái hóa nghiêm trọng. Các vết đứt, bỏng hay rạn – đều không đau. Thường thì phải đến khi có mùi mô cháy hoặc khi chồng bà nhìn thấy máu chảy, bà mới phát hiện ra mình bị thương. Bà cũng ăn các loại ớt cay nhất mà không thấy vấn đề gì.

Sau vài năm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra một loại gien mà họ gọi là “Faah-out” (Đáng kinh ngạc). Tất cả chúng ta đều có loại gien này. Tuy nhiên, trong trường hợp của bà Cameron, bà có một đoạn cụt ở phần đầu của chuỗi gien. Các xét nghiệm đã xác nhận điều này.

Một vấn đề lớn của việc “không biết đau” là việc bà Cameron không có bản năng tự bảo vệ mình trước tổn thương.

Các nhà khoa học cũng rất ngạc nhiên với mức độ lo sợ thấp kỉ lục của bà. Trong loạt câu hỏi để chẩn đoán chứng rối loạn lo âu, bà đạt 0 điểm trên 21. Bà nói chưa bao giờ cảm thấy trầm cảm hay sợ hãi.

“Tôi rất hạnh phúc”, bà Cameron nói.

{keywords}
Bà Jo Cameron chưa bao giờ cảm thấy trầm cảm hay sợ hãi.

Các nhà khoa học đã ghi nhận lại các trường hợp cá nhân không hoặc cảm thấy rất ít cảm giác đau trong suốt gần 100 năm qua. Nhưng sự đột biến gien dẫn đến cuộc sống không đau đớn của bà Cameron thì chưa hề được xác nhận trược đây.

Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng phát hiện này có thể đóng góp cho việc tìm ra một phương pháp trị liệu đau mới chưa từng có.

Nghiên cứu này xuất hiện giữa một loạt những diễn biến mới trong cuộc tranh cãi nảy lửa về việc làm thế nào để điều trị đau một cách an toàn. Ngày 28/3 vừa qua, bang New York, Mỹ đã mở ra một trong những vụ kiện tụng lớn nhất trong lịch sử khi đệ đơn kiện gia đình Sackler, những người sở hữu tập toàn dược phẩm Purdue Pharma, nhà sản xuất thuốc giảm đau OxyCotin. Loại thuộc này là tác nhân gây ra một trong cơn khủng hoảng nghiện ngập tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trường hợp này cũng là một lời nhắc nhở rằng chúng ta cần những giải pháp ít gây nghiện hơn cho việc điều trị các chứng đau mãn tính, bác sĩ thần kinh học ở đại học Yale, Stephen Waxman, cho biết. Bác sĩ Waxman đã từng nghiên cứu về nhiều bệnh nhân có các đột biến gien hiếm gặp, làm thay đổi cảm giác của họ về nỗi đau.

 “Mỗi loại đột biến này lại cho chúng ta biết thêm những điều mới, và chỉ điểm những loại gien có thể là cơ sở phát triển các loại thuốc trị đau mới hiệu quả hơn”, bác sĩ Waxman nói.

Jen Nguyen