{keywords}

Dù bị nhiều nước cấm vận và giao dịch thương mại với bên ngoài rất hạn chế, Triều Tiên vẫn xuất xưởng nhiều mẫu ôtô thương hiệu bản xứ từ nhiều năm nay. Một trong những công ty sản xuất ôtô nổi tiếng nhất của Triều Tiên là Pyeonghwa Motors. Trong tiếng Hàn Quốc, Pyeonghwa có nghĩa là hòa bình. Mẫu xe Zunma trong hình của Pyeonghwa có nét thiết kế giống chiếc Mercedes E320 đời 1997 và đèn pha của Ford Scorpio đời 2004.

 

{keywords}
Pyeonghwa Motors thành lập năm 1999 dưới hình thức liên doanh giữa hai công ty Pyonghwa Motors của Hàn Quốc và Ryonbong General Corp của Triều Tiên. Năm 2013, toàn bộ quyền sở hữu hãng xe hơi này được chuyển giao cho phía Triều Tiên. Lý do được cho là doanh số và lợi nhuận biên của Pyeonghwa Motors rất thấp. Kể từ đó, thông tin về các mẫu xe của Pyeonghwa trở nên bí ẩn như nhiều thứ tại Triều Tiên. Trong hình là mẫu xe Ppoggugi II của Pyeonhwa với một số điểm giống với Ford Escape đời 2005 và dòng xe SUV của Suzuki cuối thập niên 1990.

 

{keywords}
Andray Abrahamian, giám đốc tổ chức nghiên cứu Choson Exchange, từng có cơ hội tham quan showroom bán hàng duy nhất của Pyeonghwa Motors ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên năm 2015. Ông Abrahamian cho biết các mẫu xe của hãng xe Triều Tiên được quảng cáo có giá 10.000-30.000 USD khi đó. Abrahamian dự đoán hầu hết dòng xe của Pyeonghwa Motors được lắp ráp từ các linh kiện được sản xuất ở các nước khác. Mẫu xe bên trên của Pyeonghwa có kiểu dáng tương đồng với một chiếc Fiat Panda.

 

{keywords}
Thiết kế của những mẫu xe của Pyeonghwa Motors được cho là dựa trên các dòng xe của hãng xe Ý Fiat và hãng xe Trung Quốc SG Automotive. Trụ sở của SG Automotive nằm ở Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, nơi cách Triều Tiên chỉ một cây cầu. Chiếc Hwiparam II ở trên của Pyeonghwa có lưới tản nhiệt giống các mẫu xe BMW và thiết kế mang hơi hướm của Chevrolet Malibu đời 2001.

 

{keywords}
Pyeonghwa cũng sản xuất dòng xe bán tải như mẫu Ppoggugi III trong hình. Theo Automotive News, Pyeonghwa Motors có khả năng cho ra lò gần 10.000 chiếc xe mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng xe xuất xưởng thật sự của Pyeonghwa có vẻ rất khiêm tốn. Ông Abrahamian kể lại một nhân viên tại đại lý xe của Pyeonghwa cho biết số lượng xe sản xuất của hãng năm 2014 chỉ khoảng 1.600.

 

{keywords}
Năm 2011, Pyeonghwa từng tiết lộ bán được 1.450 chiếc ôtô. Ông Simon Cockerell, giám đốc công ty du lịch Triều Tiên Kyoro Tours, từng ước tính 10-20% xe hơi trên đường phố Bình Nhưỡng là của Pyeonghwa vào năm 2015.

 

{keywords}
Ngoài xe hơi, người Triều Tiên còn tự sản xuất được smartphone. Năm 2016, CIA ước tính có khoảng hơn 3 triệu thuê bao di động tại Triều Tiên. Trong hình là mẫu smartphone Pyongyang Touch ra mắt năm 2014. Dù không có thông tin cụ thể về chiếc điện thoại này, một website tại Nhật Bản là Choson Sinbo cho biết đây là chiếc điện thoại phổ biến với giới trẻ Triều Tiên. Pyongyang Touch được cho là sử dụng một phiên bản khác của hệ điều hành Android được "Triều Tiên hóa". Smartphone này không thể gọi đi nước ngoài và kết nối Internet.

 

{keywords}
Đến nay, thế giới vẫn không biết chắc liệu hai thương hiệu smartphone Pyongyang và Arirang của Triều Tiên có phải là một hay không. Smartphone Arirang là một trong những dòng điện thoại thông minh đầu tiên tại Triều Tiên nhưng lại bị đặt nghi vấn nhái lại mẫu điện thoại Uniscope 101 của Trung Quốc. Chiếc smartphone Arirang nguyên bản có màn hình 4,3 inch, dùng chip Qualcomm Snapdragon S4, camera 8MP, viên pin 1.900 mAh và có khả năng kết nối cả hai mạng GSM và CDMA.

 

{keywords}
Một trong những mẫu smartphone của Triều Tiên được giới thiệu gần đây là Jindallae 3. Jindallae 3 là sản phẩm của công ty công nghệ Triều Tiên Mangyongdae và ra mắt vào tháng 6/2017. Tuy nhiên, không ai biết rõ về cấu hình của smartphone này và liệu nó có những thế hệ đàn anh như Jindallae 1 và Jindallae 2 hay không. Trang Business Insider đánh giá thiết kế của Jindallae 3 khá đẹp và smartphone này còn có phiên bản màu đen.

 

{keywords}
Arirang 171 là một trong số rất ít smartphone của Triều Tiên ra mắt năm 2018. Theo website NKNews chuyên đưa tin về Triều Tiên, đây có thể mẫu điện thoại thứ năm của Arirang. Arirang 171 có màn hình 4,7 inch, dùng chip MediaTek 6797, RAM 4 GB và dung lượng lưu trữ 32 GB. Người dân Triều Tiên có thể sử dụng vân tay để mở khóa màn hình Arirang 171. Tuy nhiên, giá bán của chiếc điện thoại này lại không được tiết lộ.

 

{keywords}
Một mẫu smartphone khác của Triều Tiên là Phurun Hanul H-1 do công ty cùng tên sản xuất. Chiếc điện thoại này có màn hình độ phân giải cao 5,5 inch, chip MediaTek MT6753, cảm biến vân tay, RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32 GB, camera sau 16 MP và camera selfie 8 MP. Một điểm nổi bật của Phurun Hanul H-1 là có viên pin lên tới 6.000 mAh và do đó nó có thể được dùng để sạc cho những chiếc điện thoại khác. Theo Business Insider, điện thoại ở Triều Tiên không thể kết nối với mạng Internet toàn cầu mà sử dụng mạng nội bộ của nước này. Dù vậy, người Triều Tiên vẫn phải đến các cửa hàng bên ngoài mới tải được những ứng dụng được nước này cho phép lưu hành.

 

{keywords}
Ông Kim Jong Un từng đến thăm nhà máy smartphone đầu tiên tại nước này.

(Theo Zing)