Một du khách Pháp đã may mắn ghi lại được những khoảnh khắc cực hiếm gặp, khi hai con cá sấu sông Nile lao vào cắn xé nhau dữ dội dưới nước nhằm tranh giành lãnh thổ.

{keywords}

Sự cố hy hữu xảy ra tại khu cấm săn bắt Selous - một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất thế giới ở Tanzania.

{keywords} 

Nhân chứng Marie-France Grenouillet, 69 tuổi kể: "Khi chúng tôi rời khỏi địa điểm cắm trại lúc khoảng 6h30 sáng và đang lái xe dọc hồ Manze thì bất chợt chú ý đến những đợt nước bắn tóe mạnh dưới hồ. Chúng tôi xuống xe và nhìn thấy ở vùng nước không cách mình quá xa có 2 con cá sấu khủng đang giao đấu dữ dội".

{keywords} 

Theo bà Grenouillet, hai con cá sấu không ngừng lao vào cắn xé nhau, nhưng ưu thế dường như thuộc về con nhanh nhẹn hơn. Con cá sấu yếu thế bị đối thủ cắn ngoạm cổ, cố gắng tự giải thoát bằng cách uốn cong đuôi của mình, nhưng thất bại.

{keywords}

Các chuyên gia cho biết, trên internet nhan nhản các hình ảnh sư tử, hà mã hoặc trâu tử chiến với nhau, nhưng rất hiếm khi chúng ta bắt gặp điều tự ở cá sấu.

{keywords}

Là động vật sinh trưởng tự nhiên khắp châu Phi, cá sấu sông Nile sở hữu nhát cắn khủng khiếp nhất trong vương quốc động vật, với lực cắn mạnh hơn 22.241 Newton. Chúng có thể phát triển tới chiều dài 5 mét và được coi là loài bò sát còn sống lớn thứ hai trên thế giới, sau cá sấu nước mặn.

{keywords} 

Bà Grenouillet cho biết thêm: "Theo tìm hiểu của tôi, da của cá sấu sông Nile rất dày, nhưng da vùng cổ và miệng của nó mỏng hơn ở những nơi khác. Đó là lí do tại sao con cá sấu chiếm ưu thế thường tấn công đối thủ ở những vùng xung yếu ấy. Từ các bức ảnh, chúng tôi có thể nhìn thấy máu trên răng của kẻ chiến thắng, nhưng chúng tôi không biết liệu con cá sấu thua cuộc có bị chết hay không".

{keywords} 

Bà Grenouillet đoán, các con cá sấu có thể đang thủy chiến nhằm tranh giành lãnh thổ hoặc cơ hội giao phối với cá sấu cái.

{keywords} 

Tuấn Anh (theo Daily Mail)