- Các chuyên gia khuyên không nhìn trực tiếp hiện tượng Nhật thực vì có thể bỏng võng mạc. Đã có trường hợp quan sát Nhật thực đã khiến võng mạc bị tổn thương vĩnh viễn.
Hình ảnh đầu tiên về nhật thực 9/3
Xem đường đi của nhật thực đang xảy ra trên thế giới
Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú làm say lòng dân phượt
Theo Daily Mail, Hồi tháng 8/2017, Cô Nia, 26 tuổi người Mỹ, xem Nhật thực với bạn trai mình trước một tòa nhà văn phòng ở thành phố New York (Mỹ). Khoảng 6 giờ sau khi quan sát Nhật thực, Nia cảm thấy mắt trái của mình dường như bị bao phủ bởi một chấm đen. Cô đi đến Bệnh viện Mount Sinai ở New York để kiểm tra. Những hình ảnh scan mắt cho thấy có một vết hình lưỡi liềm trên võng mạc cô. Các bác sĩ cho biết dù chỉ nhìn vào Nhật thực chỉ vài giây nhưng võng mạc Nia đã bị các tia bức xạ và tia tử ngoại làm tổn thương. Nia kể rằng sau vài tháng thì chấm đen vẫn không biến mất và giờ với cô, việc đọc trở nên khó hơn bao giờ hết. Cô chỉ còn biết dựa vào mắt phải và thường ngồi gần màn hình hơn mỗi khi xem tivi. Tuy nhiên, cô cũng sẽ không còn nhìn rõ nếu dán mắt vào màn hình quá lâu.
Theo chia sẻ của Nia, cô mượn kính quan sát Nhật thực từ một phụ nữ. Tuy nhiên khi mang vào, cô có cảm giác như thể đó chỉ là loại kính mát bình thường. Các chuyên gia tin rằng rất có thể kính quan sát đó là hàng “dỏm”, không đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế nên khiến võng mạc cô bị tổn thương vĩnh viễn.
Các loại kính quan sát Nhật thực đạt tiêu chuẩn có khả năng năng chặn các tia cực tiếp và tia hồng ngoại gây hại đến mắt. Tình trạng của Nia là võng mạc bị tổn thương do các tia cực tím có hại từ ánh sáng Mặt trời gây ra. Một khi võng mạc đã bị tổn thương như thế thì không thể hết. Nó chỉ có thể thuyên giảm hoặc nặng hơn.
Bác sĩ nhãn khoa Georgina Kendrick thuộc bệnh viện mắt Disbury Eyecare, thành phố Manchester, Anh, trả lời phỏng vấn với IBTimes về cách quan sát Nhật thực an toàn. Theo chia sẻ, cách tốt nhất để xem Nhật thực là tạo ra một hình ảnh phản chiếu của Mặt trời lên tường hoặc giấy. Bạn có thể dùng một chiếc gương, hoặc một chiếc thẻ cứng đục lỗ, quay lưng lại với Mặt trời, đặt gương hoặc thẻ lên cửa sổ và để hình ảnh của Mặt trời xuất hiện trên bức tường đối diện. Lợi thế của việc này là nhiều người có thể quan sát Nhật thực cùng nhau.
Ngoài ra, bạn không được nhìn trực tiếp vào gương vì tác hại tương đương nhìn trực tiếp vào Mặt trời. Người xem có thể sử dụng những loại kính quan sát Nhật thực, có bộ lọc chuyên dụng, làm giảm cường độ tia Mặt trời xuống 100.000 lần.
Còn kính râm thì sao? Kính râm có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tia UVA và UVB, tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ để bảo vệ mắt khỏi tác hại của việc nhìn trực tiếp Mặt trời khi quan sát Nhật thực. Khi nhìn trực tiếp vào Mặt trời, mắt dễ bị tổn thương. Bỏng giác mạc là hậu quả thường gặp nhất, gây đau đớn và mất thị lực có thể kéo dài đến 48 tiếng. Ngoài ra, các tia UVA và UVB chiếu lâu vào mắt, khiến mắt hấp thu tia cực tím, gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Điểm vàng là nơi bị tổn thương đầu tiên khi bỏng võng mạc. Đó là một khu vực rất nhạy cảm trên võng mạc, chịu trách nhiệm về thị giác trung tâm của con người. Khi khu vực này bị tổn thương do các tia UV, nó sẽ gây ra một bệnh gọi là bỏng võng mạc do bức xạ Mặt trời. Bệnh này tuy không đau đớn, nhưng đôi lúc có thể làm tổn thương mắt và thị lực trung tâm vĩnh viễn.
Nếu mắt bị đau khi nhìn vào Mặt trời trong quá trình Nhật thực, tốt nhất là đi gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức, hoặc đến phòng khám mắt gần đó để kiểm tra.
4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Dưới đây là bốn bí ẩn vũ trụ đã và đang khiến các nhà khoa học vô cùng đau đầu tìm lời giải.
Chương trình môn Giáo dục Công dân có tính khoa học như nhóm tác giả tuyên ngôn?
Vấn đề thứ hai mà độc giả Lương Cơ đặt ra là chương trình môn Giáo dục Công dân có tính khoa học như nhóm tác giả tuyên ngôn?
Chương trình môn Giáo dục công dân đã thực sự là một môn khoa học?
Độc giả Lương Cơ từ góc độ khoa học luận muốn nêu ra hai vấn đề với Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới và nhóm tác giả Chương trình môn Giáo dục công dân.
Nhật Linh (tổng hợp)