Một cây sanh có giá 10 tỷ đồng, dát 5 lượng vàng quanh chậu của đại gia Nam Định khiến giới chơi cây cảnh xôn xao.

Tuyệt phẩm sanh cổ 'Nhất tọa kinh thiên': Trả 11 tỷ, chủ vẫn lắc đầu

Kiệt tác sanh cảnh 'vươn đón gió' giá gần 10 tỷ đồng của ông giáo già

Theo thông tin đăng tải trên báo, tác phẩm bonsai “Đại thế vân tùng” nằm trong chậu dát hơn 5 cây vàng và có tổng giá trị khoảng 10 tỷ đồng được trải thảm đỏ đặt tại khu vực chính của triển lãm Sinh vật cảnh Việt Nam, diễn ra tại Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Phần vàng được dát ở mặt ngoài chậu có giá khoảng 185 triệu đồng. Cây "Đại thế vân tùng" có nguồn gốc từ Phú Thượng (Hà Nội), được một người ở Nam Điền (Nam Trực, Nam Định) bán cho anh Nguyễn Văn Oai (Thái Bình). Anh Cao Văn Phú ((quận 12, TP.HCM - quê gốc Hải Hậu, Nam Định) mua lại với giá gần 10 tỷ, sau đó cho dát 5 cây vàng.

{keywords}
 

 

{keywords}
 Cây sanh giá 10 tỷ và phần chậu dát 5 lượng vàng gây xôn xao. Ảnh: Lao Động

Với tuổi đời trên 60 năm, cây có nhiều rễ lớn và thân xù xì. Cây “Đại thế vân tùng” có chiều cao 3,8m, rộng 2,7m. Trước đó, Cây sanh cổ này cũng từng được mang đi trưng bày ở triển lãm sinh vật cảnh Hải Hậu, Nam Định. Tại đây đã có người trả giá 15 tỷ đồng nhưng chủ nhân không bán.

Ông Ngọc Thoan (chủ nhà vườn cây cảnh ở Văn Giang, Hưng Yên) chia sẻ trên báo Đất Việt, dát vàng vào chậu cây là bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên. Một dân chơi cây cảnh khác thì cho rằng, đây là trường hợp đầu tiên trong giới mê cây tiến hành việc dát vàng chậu.

(Theo Viet Q)

Kiệt tác sanh cảnh 'vươn đón gió' giá gần 10 tỷ đồng của ông giáo già

Kiệt tác sanh cảnh 'vươn đón gió' giá gần 10 tỷ đồng của ông giáo già

Kiệt tác sanh cổ có tên “Nghinh phong” với chiều cao khoảng 3m, hội tụ đầy đủ các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ văn” của một cây cảnh đẹp. Nhiều người trong giới chơi cây cho biết, siêu cây này có giá gần 10 tỷ đồng.

Ngọn cây sanh 'tiên lão giáng trần' gây sửng sốt giới chơi cây

Ngọn cây sanh 'tiên lão giáng trần' gây sửng sốt giới chơi cây

Được cắt ra từ một cây sanh lớn, sau hơn 10 năm tạo tác, ngọn cây đã phát triển thành một cây lớn có giá trị nghệ thuật và kinh tế.