W-anh-2-8.jpg
Trụ sở UBND xã Bình Lãnh (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) khang trang vừa hoàn thiện 2 tầng với 5,7 tỷ đồng. Địa phương này vừa được công nhận nông thôn mới khi đạt 19/19 tiêu chí.
W-anh-1-8.jpg
Năm 2013, khi phát động xây dựng nông thôn mới, xã chỉ đạt 1 tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội. Với 108 tỷ đồng, trong đó, vốn nhân dân hơn 6,2 tỷ đồng, địa phương đã thay đổi bộ mặt từ cơ sở vật chất đến con người và về đích nông thôn mới.

Hiện nay, trên địa bàn xã đã có 14 tuyến giao thông đường trục thôn và liên thôn, mặt đường đã được bê tông hóa đạt 100% với 14,02km. Năm 2021, từ nguồn vốn nông thôn mới, xã Bình Lãnh đầu tư gần 2 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp tuyến đường ĐH 28 dài gần 1,5km.

W-anh-7-8.jpg
Đây chính là tuyến đường huyết mạch nối liền các thôn trên địa bàn xã. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt trên 80%. Diện tích sản xuất được tưới chủ động đạt 82,57%. Xã có 15 tuyến kênh nội đồng với tổng chiều dài 18,53km. 

Cơ sở vật chất của trường học trên địa bàn cũng được nâng cao từ cơ sở vật chất việc dạy học.

W-anh-11-8.jpg
Cùng với tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã luôn được đầu tư đúng mức. Hiện nay trên địa bàn xã có 146 hộ và 6 doanh nghiệp sản xuất ngành nghề này. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo các năm, vào năm 2013 tỷ lệ nghèo chiếm đến 24,98%, thì đến cuối năm 2022, hộ nghèo đa chiều chỉ còn 1,89%.

Nổi trội trong đó là Hợp tác xã Nông dược Thiên Lộc, với gần 30 sản phẩm nông dược, nông nghiệp được bán khắp đất nước. Bà Đặng Thị Tố Nga, Giám đốc hợp tác xã cho biết, sản phẩm tại đây chủ yếu tập trung vào các nông dược liệu như rau má, tía tô, tinh bột nghệ, tỏi đen…

“Trong số gần 30 sản phẩm, có 3 sản phẩm OCOP, trung bình mỗi tháng, hợp tác xã của tôi thu khoảng 80 triệu đồng. Vì gia đình có truyền thống làm đông y và nghề nông, nên bản thân tôi muốn tạo ra các sản phẩm ngay chính địa phương của mình. Điều này hỗ trợ trực tiếp người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm tươi”, bà Nga nói.

W-anh-14-8.jpg
Hay ông Nguyễn Đào (SN 1966, thôn Hiền Phong, xã Bình Lãnh) tại chọn hướng đi khác với những cây mai trong nhà. Ông chia sẻ, mai cảnh giúp ông thu nhập khá mỗi năm. Vườn nhà khoảng 100 gốc mai, ông sẽ chăm sóc, đến độ cây lớn, có giá khoảng 50 triệu đồng sẽ xuất bán. Cùng với trồng mai, cây ăn quả được nhà nước hỗ trợ giống cũng được ông chăm sóc, phát triển nhằm hướng đến phát triển kinh tế gia đình.

Nguyễn Huế, Hữu Hải và nhóm BTV