5. Thief:

Năm ngoái là minh chứng hùng hồn và thuyết phục nhất cho thấy những tựa game trên các hệ máy console next-gen vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người chơi. Sau khi Watch Dogs khẳng định câu nói trên là đúng, thì đến lượt Thief tiếp tục “lừa dối” người chơi game.

Với một môi trường vô cùng nhàm chán, nhân vật Garrett nhạt nhòa cũng những hành động liên quan không đủ sức làm cho người chơi có bất cứ cảm xúc gì,…Tất cả mọi thứ trong Thief nhanh chóng bị người chơi “bắt bài” và tẩy chay ngay lập tức khi nó chỉ mới xuất hiện trên thị trường game.

4. Knack:

Knack là một tựa game có khá nhiều lời khen về mặt đồ họa và hiệu ứng hoạt động từ các nhân vật. Nhưng vấn đề của trò chơi này đến từ…tất cả những phần còn lại.

Nhưng đoạn cutscene xen giữa quá trình chơi thì nhạt nhẽo, vô hồn, các nhân vật thì chả có gì đáng nhớ,…khiến cho Knack giống như game thử nghiệm hơn là một cái gì đó nghiêm túc như những trò chơi cùng thể loại bao gồm: Dark Souls, Crash Bandicoot, Ratchet, và Clank.

3. The Amazing Spider-Man 2:

Cứ ngỡ tưởng những phiên bản tiếp theo sẽ tốt hơn đầu tiên rất nhiều, thế nhưng nhiều người sẽ phải nghĩ lại khi chơi The Amazing Spider-Man 2.

Thực tế, “sản phẩm” của nhóm Beenox chẳng khác gì một bộ phim nghiệp dư được tung lên mạng với những bộ trang phục nhân vật lập dị và một chút khói lửa xấu xí… The Amazing Spider-Man 2 ngay từ đầu tiên đã gây ác cảm cho người chơi bằng một vẻ bề ngoài quá xấu xí.

FPS bất ổn, đảo lộn liên tục khi người chơi lao vào những trận chiến xung quanh thành phố; tuy là nhân vật chính, nhưng Người Nhện lại được dành cho quá ít sự chăm chút về mặt ngoại hình; và khi bạn muốn tìm cách cứu ai đó thoát khỏi những tòa nhà bằng cách đu dây, thì những cài đặt trong trò chơi lại khiến bạn di chuyển theo hướng ngược hẳn lại… The Amazing Spider-Man 2 kém cỏi cả về gameplay chứ không riêng gì đồ họa.

Và không có gì ngạc nhiên khi những mẩu thư điện tử của hãng Sony bị lộ ra cho thấy họ đang trong quá trình thương thảo liên kết với Marvel Studios nhằm níu kéo tình cảm của người hâm mộ dành cho Người Nhện. Rõ ràng, sau những cuộc nhượng quyền thương mại đã làm cho hình ảnh của Người Nhện “xuống cấp” thấy rõ không chỉ trong điện ảnh mà còn ở mảng video game.

2. Tetris Ultimate:

Một sự thật không biết nên vui hay nên buồn, khi mà chơi xếp hình 25 năm trước rõ ràng là tuyệt vời hơn rất nhiều so với trò chơi thời hiện đại được tạo ra dành riêng cho hệ máy console next-gen?! Xếp hình là một trò chơi kinh điển, khi mà người ta dùng những khối hình được cho sẵn ghép chúng lại với nhau để kiếm được nhiều điểm số nhất. Thế nhưng, Tetris Ultimate lại không thể mượt mà và hấp dẫn hơn so với phiên bản gốc của chính nó cách đây đã ¼ thế kỷ?!

Những ý tưởng mới được Tetris Ultimate đưa vào trò chơi chẳng làm nó trở nên hấp dẫn và thu hút người chơi hơn, mà trái lại, làm trò tựa game này rối rắm và cực kỳ khó chịu. Tetris Ultimate đã phá hỏng toàn bộ danh tiếng của trò chơi xếp hình kinh điển đã gây dựng được và xứng đáng nhận được danh hiệu tựa game có chất lượng tồi bậc nhất năm 2014.

1. Assassin’s Creed: Unity:

Không có tựa game nào xứng đáng đứng ở vị trí quán quân trong danh sách “10 tựa game tồi nhất năm 2014” bằng Assassin’s Creed: Unity.

Những nhân vật không có khuôn mặt, FPS lúc nào cũng trong trình trạng thiếu ổn định, những nhiệm vụ ám sát dễ dàng và nhạt nhòa đến khó hiểu, cốt truyện thiếu chiều sâu và có phần “vớ vẩn”…Unity đã chính thức tự mình “dìm” series đình đám Assassin’s Creed xuống một đẳng cấp mới mà không người hâm mộ nào mong muốn.

Ubisoft biết và hiểu được những sai sót vô cùng to lớn mà chính họ đã tạo ra. Vì thế, họ liên tục cung cấp những bản vá lỗi DLC free tới những người chơi đã “chót” mua Assassin’s Creed: Unity. Nhưng điều đáng nói, mỗi bản vá lỗi sơ sơ cũng phải nặng tới 6.5 GB và liệu bạn có đủ kiên nhẫn để tải và chứa nó vào ổ cứng có giới hạn của chiếc PS4?!

Đây thực sự là một điều lố bịch bậc nhất của ngành công nghiệp sản xuất game từ trước tới nay! Một trò chơi thiếu ý tưởng, hoàn thiện kém cỏi và chưa sẵn sàng để được phát hành thì lại được Ubisoft quảng cáo mạnh tay, không tiếc tiền nhằm bán được càng nhiều đĩa càng tốt. Rõ ràng, người hâm mộ của series game Assassin’s Creed danh tiếng đã bị một vố lừa đau sau khi bỏ tiền ra sở hữu Unity trong năm 2014.

Bi Vi