Giờ đây, các đời máy console thế hệ next-gen không chỉ đơn giản là bỏ đĩa vào và ngồi chơi game mà còn nhiều hơn thế: máy nghe nhạc Blu-ray, trình duyệt Internet, kết nối mạng xã hội, trung tâm giải trí số,…và nhiều hơn thế. Nó làm cho bạn phải tự hỏi rằng, liệu với từng ấy những tính năng hiện đại và có phần thừa thãi như vậy, chức năng chính là chơi game của các hệ máy này có bị “loãng”?!

Trong một thế giới mà nỗi nhớ luôn là điểm khơi nguồn của mọi thứ cảm xúc, hãy dành thời gian cùng GameSao điểm qua các yếu tố và khía cạnh độc đáo của ngành công nghiệp sản xuất game vào thời điểm trước kia khi nó làm bạn chết mê chết mệt mà không phải suy nghĩ quá nhiều như hiện tại…

11. Cheat codes:

Một trong những thứ cần làm nhất mỗi khi chơi game là sử dụng cheat codes. Không có gì thú vị hơn là chứng kiến những nhân vật có một cái đầu to bất thường, tốc độ siêu nhanh,...Mặc dù vậy, cheat codes đang bị hạn chế trong những trò chơi hiện đại.

Cheat codes có hai loại chính. Loại đầu tiên, sẽ giúp cho trò chơi dễ dàng hơn rất nhiều, giúp cho bạn “bách chiến bách thắng” hoặc sở hữu tất cả các loại vũ khí (như trong GTA III chẳng hạn). Loại thứ hai, thường biến những diễn biến trong trò chơi trở nên vui nhộn hơn bao giờ hết, giả dụ như thêm những cảnh máu me, toàn bộ đồ vật bị cong vênh…Dù cheat codes thường có xu hướng phá hỏng cấu trúc gốc của game, nhưng không vì thế mà người chơi không sử dụng nó để tăng độ vui nhộn, mới lạ khi chơi.

Đối với những game thế hệ cũ trước đây, để “kích hoạt” toàn bộ khả năng tiềm ẩn của mỗi nhân vật, bạn chỉ cần nhập những dòng mà cheat code ở màn hình bắt đầu hoặc trong khi chơi…Nhưng giờ đây, mọi thứ đã khác đi rất nhiều rồi. Giả dụ, bạn muốn dùng cheat codes trong Assassin’s Creed: Unity, cách duy nhất để làm điều đó là bạn phải mua một phiên bản đặc biệt có giá 99.99 USD của Ubisoft.

10. Không bao giờ tranh luận về FPS:

FPS là viết tắt của cụm từ Frame Per Second tức số khung hình hiển thị trong vòng một giây, là chủ đề muôn thuở mà các nhà sản xuất thiết bị chơi game luôn đem ra để quảng cáo và PR sản phẩm của mình. Không biết từ bao giờ, các ông lớn luôn đặt ra một tiêu chuẩn: “Máy chơi game nào có FPS cao hơn, tức là thiết bị đó tốt hơn, đáng mua hơn…”, điều mà các hệ máy chơi game đời trước như Sega Genesis, SNES hay Playstations không bao giờ mảy mảy quan tâm tới?!

Thay vì cố gắng tranh luận xem ai có chiếc máy chơi game tốt hơn, đắt tiền hơn, FPS cao hơn…hãy ngồi lại với nhau, cùng chơi game và vui vẻ thảo luận. Bởi chơi game quan trọng nhất là cảm xúc chứ không liên quan tới các thiết bị đắt tiền. Ở thời điểm mà khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, các hãng sản xuất sẽ không ngừng cho ra đời những tính năng hiện đại khác. Nhưng liệu điều đó có thích hợp khi mà người chơi chỉ cần một chiếc máy chơi game đem lại cho họ thật nhiều cảm xúc?!

9. Đoạn Intro huyền thoại của Playstation:

Xem lại đoạn video trên chắc chẳng cần phải bàn luận nhiều, nó quá tuyệt vời! Đó là những kỷ niệm, cảm xúc tuyệt vời nhất trong mỗi game thủ đời 8-9x đã từng trải qua trước đây. Cực kỳ giản đơn, nhưng hiệu ứng mà nó đem lại là hết sức mạnh mẽ.

Thứ âm thanh trong đoạn intro trên báo cho bạn biết rằng, những ngày làm việc căng thẳng đã qua và đã đến lúc trải nghiệm một thế giới đầy vui nhộn, bay bổng và cực sáng tạo của Playstation. Đáng buồn là đoạn intro huyền thoại này của hệ máy Playstation không còn được Sony sử dụng ở các đời máy PS sau này nữa.

8. Bản hướng dẫn trò chơi đáng để đọc:

Trước khi trải nghiệm toàn bộ những diễn biến hay ho trong game, các nhà phát triển thường khuyến cáo người chơi rằng hãy tìm hiểu trước những bản hướng dẫn bởi nó rất có ích lợi. Không chỉ giới thiệu cách chơi, bản hướng dẫn trò chơi còn cung cấp cho bạn những món đồ trang bị, tên của đồng đội hay cảnh báo đâu là kẻ thù…trong game. Tất cả những thứ trên sẽ nằm gọn trong một quyển hướng dẫn trò chơi (gaming booklet) mà đôi khi ở trong đó, sẽ có những câu chuyện cực kỳ hay ho thậm chí trong game còn không đề cập gì tới.

Khi mua một trò chơi mới, không có gì tốt hơn là tìm hiểu chi tiết bản hướng dẫn trò chơi để làm sao biết cách giải quyết các nhiệm vụ nhanh chóng, gọn nhẹ nhất. Các “tutorial” này sẽ rất có ích lợi với bạn trong suốt quá trình chơi game thay vì tự mình mò mẫm trong vô định rồi bỏ cuộc lúc nào không hay.

Nếu trước kia, bản hướng dẫn đi kèm với mỗi game sẽ như một cuốn sách thu nhỏ với 20-30 trang giấy chưa đựng vô số thông tin hấp dẫn và hữu ích. Thì giờ đây, nó chỉ là một tờ giấy mỏng được thiết kế qua loa cho có.

7. Các màn chơi khó hơn nhiều:

Các trò chơi liên tục được phát triển và sáng tạo ra để đáp ứng với nhu cầu của người chơi trên toàn Thế giới. Nhưng thật đáng buồn khi phải nói rằng, những tựa game hiện đại không còn tính phiêu lưu, sức hấp dẫn và độ khó như trước nữa. Mỗi thế hệ game console mới được ra đời, đồng nghĩa với các phiên bản trò chơi có chất lượng thấp hơn trước được xuất hiện.

Thật khó để tìm ra những tựa game nổi bật, bao gồm cả tính phiêu lưu hấp dẫn và độ khó cần thiết như Ninja Gaiden hay Battletoads trên hệ máy NES. Thay vào đó, những trò chơi hiện nay quá tập trung vào phần cứng, đồ họa mà quên đi yếu tố quan trọng nhất để quyết định một game khủng là gameplay.

Khi trước chơi game, không hề có mục “Easy Mode” (Chế độ chơi dễ dàng) hoặc hướng dẫn bạn đoạn nào nên nhảy (jump), tấn công (attack) khi nào…mà tất cả đều phải tự tìm hiểu hết. Khác hẳn so với các trò chơi mới ở thời điểm hiện tại.

Bi Vi